Nói chẳng phải khoe đâu các mẹ ạ, con gái em hơn 2 tuổi mà trộm vía bé cứng cáp, lanh lợi lắm, chẳng bao giờ bị ốm vặt cả. Ai đến nhà chơi cũng khen sao nhìn con yêu thế, chắc mẹ phải có bí kíp gì chăm con đây. Em nói luôn là có nhé các mẹ! :)



Bí kíp của em cũng đơn giản thôi, quan trọng là phải biết sớm để nhàn cả mẹ lẫn con ấy. Sẵn tiện soạn ra cho đứa em họ sắp sinh học dần, em đăng luôn lên đây cho các mẹ nhà mình cùng biết nha. Những mẹo này em tổng hợp từ nhiều nguồn và đã áp dụng cho bé nhà em rồi đấy ạ. Hy vọng sẽ giúp ích thật nhiều cho các mẹ nhé! :)



Trong thai kỳ



- Từ tháng thứ 5, mẹ bầu uống nước mía thường xuyên khi sinh con sạch, bụ bẫm. Nếu ăn nhiều mía vào tháng cuối thai kỳ giúp con tăng cân nhanh, khi sinh không bị da rắn.



- Mẹ nên uống nước dừa từ tháng thứ 3 để mẹ bầu có nhiều nước ối, con sinh ra cũng trắng trẻo, da dẻ đẹp hồng hào.



- Tuần thai thứ 32-33: Mẹ ăn dạ dày heo hấp tiêu để con sinh ra không bị tướt khi mọc răng, đường ruột tốt.



Những món tốt cho con, mẹ bầu nên ăn:



- Trứng gà, trứng ngỗng: con sinh ra da trắng, môi hồng, thông minh.



- Cá chép: cháo cá chép giúp an thai, bổ dưỡng, thông minh, sáng mắt.



- Đầu thai kỳ: Uống nhiều nước cam, ăn cải bó xôi, đậu bắp giúp con phát triển toàn diện, thông minh hơn.



- Sữa đậu nành: tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp bé có làn da mịn màng.



- Nước ấm pha mật ong mỗi sáng bổ sung dưỡng chất cho thai nhi, giúp mẹ đỡ bị táo bón.



Giúp mẹ "nặn" má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng:



- Mẹo 1: Nựng trẻ con có má lúm đồng tiền: Canh lúc bé không để ý đến véo yêu hai má lúm đồng tiền của trẻ rồi xoay nhẹ tay lên bụng mình ngay lập tức. Chú ý con gái xoay 9 cái nha các mẹ.



- Mẹo 2: Hỏi xin trực tiếp má lúm đồng tiền từ trẻ: Mẹo này khác với mẹo trên, mình đến xin má lúm đồng tiền trực tiếp từ trẻ chứ không lén. Nếu hỏi trẻ: “cho cô xin má lúm đồng tiền này của con nha?”, trẻ đồng ý đồng nghĩa với việc bé trong bụng mẹ sẽ có được má đồng tiền, còn không thì… chia buồn cùng các mẹ.



- Mẹo 3: Treo lựu trước nhà: Nếu muốn bé có hai má lúm đồng tiền thì các mẹ treo 2 trái lựu ở 2 bên cửa nhà, còn nếu muốn bé có một lúm thôi, muốn lúm bên nào mẹ treo lựu bên cửa đó. Nhưng mẹ chỉ âm thầm làm thôi nhé, không được rỉ tai cho ai biết về ý định của mình.



- Mẹo 4: Uống nước ép lựu hoặc ăn quả lựu



Chuẩn bị sinh



- Khi gần sinh để sẵn 1 nắm lá tía tô, khi có dấu hiệu chuẩn bị sinh mẹ nấu 1 bát nước tía tô rồi uống cũng giúp sinh dễ, đẻ nhanh.



- Khi có dấu hiệu sắp sinh thì nhờ người nhà xay 1 cốc nước rau ngót uống sống, giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh, sạch hơn, tránh bị sót rau.



- Trước 2 tuần dự sinh, mỗi ngày uống nước dừa + men cơm rượu để sinh nở dễ dàng và nhanh chóng. Con sinh ra cũng sẽ sạch sẽ hơn.



- Tuần tuổi thứ 35, mẹ ngồi tè giữa ngã 3 đường giúp sinh con dễ dàng. Tuy rằng mẹo này hơi kỳ cục nhưng nhiều mẹ áp dụng và thành công. Buổi tối đi dạo cùng chồng mẹ có thể thử nhé! :)



Mới sinh



- Ngay khi xuất viện sau sinh, về nhà ăn cơm trưa – tối xong, mẹ rang 1kg muối hạt, bỏ vào tờ báo hoặc khăn vải cuộn lại, nằm sấp đè lên đến khi nguội. Cách này giúp nhanh xuống bụng, bụng nhanh phẳng như thời con gái đấy ạ.



- Nếu sinh thường bị rạch tầng sinh môn thì khi từ viện về, mẹ nên rửa nước muối ấm pha loãng hàng ngày 1-2 lần/ ngày là hết sưng, cảm giác sạch, dễ chịu, vết thường nhanh lành.



Sau sinh



Giúp sữa thơm, sữa về nhanh:



- Đun sôi ít nước với 7 hoặc 9 lá mít (con trai 7, con gái 9), dùng lược nhúng vào nước lá mít vuốt xuôi bầu ngực khi mới sinh.



- Muốn sữa về nhanh sau sinh:



Cách 1: Trộn rượu trắng và men cho thật mềm, đắp xung quanh ngực trong 20 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, sữa sẽ chín và thơm ngon hơn.



Cách 2: Ăn chân chó, móng giò heo hoặc rau ngổ nấu chung với rau nào đó sữa sẽ về căng cả ngực.



Khi bé rụng rốn



Khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào ít phèn chua đã nướng giã nát, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó đắp lên rốn bé đến khi gạc khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần là được.



Bé khóc dạ đề



- Hơ lá trầu trên bếp cho ấm rồi đắp lên rốn bé, ấp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang con, lát sau bé sẽ ngủ yên và không khóc nữa, nhất là những bé khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.



- Hạt bìm bìm 7-9 hạt giã nát, trộn với nước ấm thành hỗn hợp sệt nhão. Trước khi trẻ ngủ, đắp bột lên rốn, dùng băng dính cố định.



Làm sạch lưỡi bé



Xay nước rau ngót lấy nước cốt, thêm ít mật ong, chấm nước này vào miệng bé bằng tăm bông ngoáy tai, trước khi dùng phải hấp mật ong trước cho sạch sẽ.



Chữa bé bị trớ



Mẹ tìm đọt tre (lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre) đun nước cho bé uống khi bé bị trớ. Con trai 7 đọt, con gái 9 đọt nha. Thế nhưng, mẹ cũng phải cẩn thận vì con có thể bị dị ứng với các chất có trong đọt tre nhé.



Chữa ho, cảm cúm hắt xì



- Cho bé ăn tỏi nướng ngay khi thấy bé có biểu hiện chảy nước mũi. Tỏi nướng lên thơm, ngọt nên trẻ rất thích ăn, bé còn nhỏ thì ăn 1 tép, lớn thì 2-3 tép, ngày 2-3 lần tùy nặng nhẹ, đảm bảo ngay hôm sau sẽ hết chảy mũi và hắt xì. Lưu ý, cách này chỉ hiệu quả khi bé mới bị thôi nhé.



- Bé ho: hấp quất (tắc) + đường phèn ( dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, giúp tiêu đờm.



Bé bị rôm sảy



Mẹ lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm.



Bé bị đi ngoài



- Nếu bé bị đi ngoài xì xoẹt cả ngày, mẹ mua 1 lọ nước vôi nhì, cho bé uống vài giọt, ngày 2 lần, chỉ 2 ngày là khỏi.



- Bé bị tiêu chảy: Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà để uống. Nếu con đã biết ăn thì cho con ăn.



Bé bị táo bón



Bẻ ngọn mồng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau, từ từ nhẹ nhàng đẩy đọt mùng tơi vào hậu môn của bé, lấy ra đẩy vào nhiều lần, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ngay. Không nên dùng đồ bơm dễ làm tổn thương vì hậu môn bé còn non, đọt mùng tơi nhiều chất nhờn sẽ không gây hại cho bé.



Cách giúp bé đi tiêm phòng về không sốt



- Trước ngày cho trẻ đi tiêm, mẹ mua rau tía tô về rửa sạch và cho con ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm cũng phải cho con ti nhiều để tránh bị mất nước, kháng sinh trong tía tô giúp con không bị sốt.



- Sau khi tiêm, dùng bông tiêm day day cho đến khi khô, rồi chườm lạnh bằng khăn đã để lạnh cất trong túi bảo quản sữa để giữ lạnh.



- Khi bé bị sốt mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) đắp vào gan bàn chân, tay, trán. Hoặc giã lá diếp cá cho bé uống cũng giúp bé hạ sốt.



Em thấy nhiều mẹ hay lên Facebook than trời sao chăm con cực quá, có 3 đầu 6 tay cũng không kịp hay cưng con như trứng mà con vẫn bệnh vặt liên miên... Thiết nghĩ tất cả đều phải có phương pháp, kể cả chăm con cũng vậy các mẹ ạ. Nhất là với những chị em nào lần đầu làm mẹ thì nên share ngay về làm "vốn liếng" cho mình đi nhé.



Tuy nhiên, có 1 lưu ý nhỏ cho các mẹ nha. Khi áp dụng những mẹo dân gian này, mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé. Vì mỗi bé có cơ địa khác nhau nên có thể là hợp với bé này nhưng không hợp với bé kia đâu ạ. :)