10 tác dụng phụ của thuốc ngừa thai, mẹ sau sinh nên biết mà lường trước
Thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả sau sinh. Ngoài những tác dụng phụ của phương pháp này còn có nhiều điều về các tác dụng phụ mà chị em phải cân nhắc trước khi dùng.
Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai dựa trên tác động của các hormone. Thuốc có thể làm chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu, lạc nội mạc tử cung, mụn trứng cá và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Thuốc tránh thai hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự rụng trứng. Nhờ đó mà trứng sẽ không gặp được tinh trùng và quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, 16% phụ nữ trong độ tuổi 15 - 44 sử dụng thuốc tránh thai. Và dĩ nhiên, bên cạnh những ưu điểm cũng có những nhược điểm riêng khi sử dụng biện pháp tránh thai này. Với những phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ không thích hợp dùng thuốc tránh thai được khuyến cáo nên dùng một loại thuốc đặc biệt.
Hiện nay, thuốc tránh thai có nhiều loại khác nhau. Tất cả đều chứa các dạng tổng hợp của các hormone estrogen và progesterone, hoặc cả hai. Dạng thuốc tránh thai chứa hormone progesterone được gọi là progestin. Riêng thuốc ngừa thai, viên uống kết hợp thì có chứa cả progestin và estrogen.
Thông thường thuốc tránh thai được dùng nhiều nhất là loại thuốc tránh thai hàng ngày nhưng cũng có loại dùng 21 ngày. Thuốc tránh thai hàng ngày kéo dài khoảng 28 ngày, tuy nhiên 7 viên cuối cùng thường không có hiệu quả tránh thai, đây là thuốc giả dược để giúp bạn giữ thói quen uống thuốc hàng ngày.
Với bất kỳ loại thuốc ngừa thai nào, nếu bạn sử dụng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao nhưng do dùng sai cách, mỗi năm có 1/100 người từ sau 6 – 12 tháng sau sinh mang thai trở lại mặc dù có dùng thuốc tránh thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, 9% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc tránh thai.
Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà chỉ có bao cao su mới có tác dụng này. Dưới đây là 10 tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc tránh thai, mẹ sau sinh nên biết để lường trước nhé.
1. Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là tác dụng phụ khá phổ biển, thường gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Trong thời gian này, thuốc vẫn có hiệu quả nếu được dùng đúng cách và đủ liều lượng. Nếu trải qua tình trạng này trên 5 ngày hoặc chảy máu nặng trong 3 ngày, bạn nên liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn.
Hiện tượng chảy máu cũng có thể do tử cung đang điều chỉnh làm lớp nội mạc tử cung mỏng hơn hoặc do cơ thể đang tự thích nghi với các mức kích thích tố khác nhau.
2. Buồn nôn
Một số người có thể bị buồn nôn nhẹ khi lần đầu tiên uống thuốc, nhưng các triệu chứng thường giảm dần sau một thời gian. Nếu uống thuốc với thức ăn hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Hãy tìm gặp bác sĩ nếu tình trạng buồn nôn có dấu hiệu trở nặng và kéo dài hơn 3 tháng.
3. Đau ngực
Thuốc tránh thai có thể khiến ngực to hơn và gây đau ngực. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường biến mất chỉ sau một vài tuần dùng thuốc. Khi thấy một khối u ở ngực hoặc những cơn đau dai dẳng, nghiêm trọng thì cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.
Theo các chuyên gia việc giảm tiêu thụ caffeine, các thực phẩm nhiều muối và mặc áo nâng ngực là những giải pháp giúp giảm đau ngực.
4. Đau nửa đầu
Một số phụ nữ sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai thì gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu hoặc thay đổi trọng lượng cơ thể. Các hormone trong thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ đau đầu và chứng đau nửa đầu. Các loại và các liều lượng hormone khác nhau sẽ gây ra các mức độ đau đầu khác nhau. Sử dụng một viên thuốc liều thấp có thể làm giảm mức độ đau đầu.
Thông thường, các triệu chứng thường giảm theo thời gian. Tuy nhiên, hãy tìm gặp bác sĩ nếu cơn đau dữ dội xuất hiện khi bắt đầu uống thuốc.
5. Tăng cân
Các nghiên cứu lâm sàng không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc dùng thuốc tránh thai với mức tăng trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, một số người sau khi dùng thuốc tránh thai có hiện tượng giữ lại nước ở phần ngực và hông.
6. Thay đổi tâm trạng
Một tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai có thể làm thay đổi tâm trạng. Cụ thể, thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc những thay đổi khác về cảm xúc. Bất kỳ ai cảm thấy thay đổi tâm trạng thất thường trong khi sử dụng thuốc nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
7. Không có kinh nguyệt
Ngay cả khi sử dụng thuốc đúng cách, kinh nguyệt vẫn rất ít thậm chí có thể mất tạm thời. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này bao gồm căng thẳng, bệnh tật và bất thường nội tiết tố hoặc tuyến giáp.
Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít trong thời gian dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống tiếp. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra, bạn nên tìm gặp bác sĩ.
8. Giảm ham muốn tình dục
Các hormone hoặc kích thích tố trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến tình dục hoặc ham muốn tình dục ở một số người. Nên đến tìm gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài và gây khó chịu.
Ngược lại, trong một số trường hợp, thuốc tránh thai có thể làm tăng ham muốn tình dục, chẳng hạn, bằng cách loại bỏ những lo ngại về mang thai và giảm các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
9. Dịch tiết âm đạo
Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo có thể xảy ra khi uống thuốc. Nó có thể là tăng hoặc giảm bôi trơn âm đạo hoặc tiết dịch bình thường để loại bỏ các vi khuẩn có hại và thừa thải ra ngoài. Trường hợp âm đạo khô, sự bôi trơn này giúp tăng cảm giác thoải mái trong khi quan hệ.
Những thay đổi này thường không có hại, nhưng sự thay đổi về màu sắc hoặc mùi có thể là dấu hiệu do sự nhiễm trùng. Đến gặp bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân bất cứ khi nào lo ngại về tình trạng này.
10. Thay đổi thị lực
Sự thay đổi của các nội tiết tố trong thuốc tránh thai có liên quan đến bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma). Đây là nghiên cứu được các chuyên gia Shan Lin, đến từ Đại học California ở San Francisco công bố sau khi nghiên cứu mối liên hệ giữa việc dùng thuốc tránh thai với các bệnh về mắt ở những phụ nữ đã lập gia đình.