Chữa bệnh trầm cảm nặng từ thể chất tới tinh thần triệt để với cách sau
Thường với những người bị trầm cảm nhẹ mà do không điều trị dứt khoát bệnh, để bệnh tích lũy dần mỗi ngày thêm nặng mới ra nông nỗi. Để bệnh trầm cảm nặng ra đi, mọi người nhớ lưu ý bài này nhé!
Hậu quả bệnh trầm cảm nặng gây ra thì quả thực khó lường mà mình đã chia sẻ ở một bài khác. Nhưng nếu bản thân hay người thân bị bệnh trầm cảm nặng rồi, thì cùng nhau tìm hiểu cách làm sao để chữa bệnh trầm cảm nặng từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới để có được tinh thần lành mạnh trong một cơ thể khỏe khoắn, mọi người nhé!
Dùng tâm lý trị liệu
Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị bệnh trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Cười thật nhiều: nụ cười sẽ làm cho bản thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cười mỗi ngày để làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và làm tiêu tan những lo lắng.
Giữ tinh thần luôn thoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…bất cứ điều gì bạn muốn.
Tìm kiếm một cuộc sống bận rộn: cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có nghĩa hơn.
Dùng thuốc chống trầm cảm
Người bệnh không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, dù là nhẹ thôi, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân để được chia sẻ. Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm, giúp đi khám chuyên khoa sớm và kiên trì dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí. Cảnh giác khi các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng hơn.
Nhưng phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những người đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.
Liệu pháp sốc điện
Đối với việc cải thiện bệnh trầm cảm cực kỳ nặng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong khoảng thời gian ngắn hạn.
Điều trị bằng đối thoại với chuyên gia tâm lý
Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, bác sĩ của bạn có thể chỉ định thêm điều trị trầm cảm bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại.
Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại.
Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích.
Trên đây là nội dung mình đã trích lọc từ một sốbài báo, sau khi thấy rằng các phương pháp trên thực sự đúng đắn. Tuy nhiên mọi người đừng tự ý thực hiện các biện pháp mạnh như dùng thuốc, sốc điện,… nhé, mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!