Nếu không biết cách trị mụn nội tiết, chúng sẽ ‘đeo bám’ bạn trong thời gian dài đồng thời để lại những tổn thương khó hồi phục. Vì vậy, muốn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng thì chúng ta phải biết nhận diện và loại bỏ vấn đề này sao cho hiệu quả, đặc biệt là dứt điểm.

1. Mụn nội tiết là gì?​

Mụn nội tiết là dạng mụn có liên quan đến sự biến đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể, tạo ra nhiều mụn bọc nằm sâu trong da. Mặc dù thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và phổ biến hơn ở phụ nữ song nó cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính do sự dao động của các hormon như estrogen, progesterone và androgen.

2. Nguyên nhân và cách nhận diện mụn nội tiết​

hình ảnh
Các loại mụn thường gặp

Mụn do rối loạn nội tiết là vấn đề rất được quan tâm, tình trạng này xảy ra do những thay đổi hormone trong cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của mụn nội tiết, đặc biệt là các bạn trẻ đang ở trong độ tuổi dậy thì.

2.1 Nguyên nhân gây mụn nội tiết​

  • Kinh nguyệt: sự dao động của hormone trước chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần làm tăng việc sản xuất bã nhờn khiến da nổi mụn.
  • Thời kỳ mãn kinh: estrogen giảm, androgen tăng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến mụn nội tiết bùng phát.
  • Tuổi dậy thì: nồng độ androgen tăng có thể khiến da sản xuất quá nhiều bã nhờ từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành của mụn.
  • Buồng trứng đa nang (PCOS): chúng góp phần làm cho da nhờn hơn và dẫn đến mụn nội tiết.
  • Một số nguyên nhân khác: sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, sau sinh; di truyền; việc tiếp tục hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc; căng thẳng.

2.2 Nhận diện mụn nội tiết​

Các cách trị mụn nội tiết chỉ phát huy được hiệu quả tốt khi bạn nắm được chính xác tình trạng của bản thân. Vì vậy, việc xác định xem mình có bị mụn nội tiết hay không hoặc thuộc mức độ nào (nhẹ, trung bình, nặng) cũng rất quan trọng.

hình ảnh
Nhận diện mụn nội tiết

Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T vì đây là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Với người trưởng thành, mụn nội tiết có thể được nhận diện thông qua việc chúng tập trung ở phần dưới của khuôn mặt, đặc biệt là vùng má dưới và quanh đường viền hàm. Ngoài ra, dạng mụn này cùng sẽ có xu hướng trở nên trầm trọng hơn trước kỳ kinh nguyệt.

3. Cách trị mụn nội tiết bằng liệu pháp hormone​

Là phương pháp điều trị chính và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp hormone sẽ hoạt động bằng cách giảm mức nội tiết tố androgen trong cơ thể từ đó giúp bạn cải thiện vấn đề của mình. Ngoài ra, nó cũng được xem là giải pháp có thể đem lại kết quả tốt cho cả những trường hợp không đáp ứng với các cách trị mụn nội tiết khác.


Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp hormone:

  • Thuốc chặn thụ thể androgen: Ức chế tác động của androgen trong cơ thể để giảm sản xuất bã nhờn.
  • Thuốc tránh thai: Làm giảm sản xuất androgen trong buồng trứng từ đó giảm sản xuất bã nhờn trên da.
  • Glucocorticoid: Ức chế việc sản xuất nội tiết tố androgen trong tuyến thượng thận để cải thiện mụn nội tiết.

Liệu pháp hormone thường là giải pháp trị mụn nội tiết được nhắc đến đầu tiên song để đẩy nhanh quá trình cũng như nhận được kết quả tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ.


>>> Có thể bạn quan tâm: Mụn 2 bên quai hàm: Nguyên nhân và mẹo trị mụn hiệu quả

4. Cách trị mụn nội tiết bằng thuốc kháng sinh​

Thuốc uống trị mụn nội tiết không chỉ có nhóm can thiệp, điều chỉnh hormone trong cơ thể mà còn có nhóm kháng sinh phù hợp với các trường hợp không nhận được kết quả tốt từ thuốc bôi ngoài da. Chúng bao gồm:

  • Doxycycline: đây được xem là loại thuốc an toàn nhất để điều trị mụn trứng cá, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất hữu ích trong việc giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ, sưng, đau của mụn hay giảm cả việc nổi mụn về sau.
  • Minocycline: một trong những loại kháng sinh trị mụn trứng cá hiệu quả.
  • Isotretinoin: một dẫn xuất của vitamin A, thường được dùng để trị mụn trứng cá dạng nang nặng, chúng không phải là giải pháp hàng đầu nhưng có thể khá hiệu quả khi các cách trị mụn nội tiết khác không có tác dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng vì nó có thể gây ra tác dụng phụ và không phù hợp với một số trường hợp như đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

5. Cách trị mụn nội tiết bằng sản phẩm bôi ngoài da​

Các cách trị mụn nội tiết tại chỗ hay cụ thể hơn là sử dụng sản phẩm bôi ngoài da thường chỉ hữu ích với các dạng mụn nhẹ. Tuy nhiên, việc bổ sung chúng vào chu trình điều trị vẫn sẽ cung cấp những lợi ích nhất định nên bạn có thể tham khảo.


Benzoyl peroxide: sử dụng cho cả mụn trứng cá viêm lẫn không viêm, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm thông thoáng lỗ chân lông.

  • Salicylic acid: Sở hữu đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cùng lợi ích làm thông thoáng lỗ chân lông góp phần cải thiện các triệu chứng của mụn.
  • Azelaic acid: Góp phần cải thiện mụn nhờ đặc tính chống viêm.
  • Retinoids: Cải thiện kết cấu da, giảm mụn nhờ đặc tính chống viêm.

6. Cách trị mụn nội tiết tại nhà bằng phương pháp tự nhiên​

Việc áp dụng các cách trị mụn nội tiết tự nhiên tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mụn nhẹ hay giảm thiểu triệu chứng của mụn. 

6.1 Tinh dầu tràm trà

hình ảnh
Dùng tinh dầu tràm trà trị mụn

Tinh dầu tràm trà có thể giúp bạn giảm viêm từ đó cải thiện tình trạng mụn nội tiết. Thông thường chúng ta có thể sử dụng chúng theo 2 cách:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa tinh dầu tràm trà như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm…
  • Dùng tinh dầu tràm trà như một phương pháp điều trị tại chỗ. Lưu ý luôn pha loãng tinh dầu tràm trà với dầu vận chuyển và test kích ứng trước khi sử dụng trên da.

6.2 Mặt nạ trị mụn từ tinh bột nghệ 

Tinh bột nghệ chứa hàm lượng lớn Curcumin có khả năng tẩy sạch tế bào chết, tái tạo làn da mới, chống lão hóa da, xóa mờ vết thâm nám, giảm sẹo, dưỡng da trắng mịn…chống lại các tác nhân gây mụn như vi khuẩn, viêm nhiễm. 


Bạn cho 2 thìa tinh bột nghệ trộn đều cùng 1 thìa mật ong thêm nước cốt chanh hòa trộn được hỗn hợp. Việc kết hợp thêm mật ong và nước cốt chanh vừa có tác dụng dưỡng da, trị mụn xóa mờ vết thâm nhanh chóng. Tiếp tới, bạn quết hỗn hợp lên da đã làm sạch trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2 - 3 lần/ tuần để có mụn nhanh biến mất.

>>> Xem thêm 8 công thức làm mặt nạ trị mụn cho da dầu tại nhà giảm mụn tức thì

Trên đây là một số thông tin về mụn nội tiết mà bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay làm mặt nạ trị mụn, bạn có thể cân nhắc việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn như ăn hơn 15 gram chất xơ mỗi ngày, uống nhiều nước lọc để cơ thể đào thải độc tố tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng mụn hiệu quả.