Mọi người đã biết về dự thảo luật mới này chưa? Từ năm 2025, sẽ có một số nhóm người có thể không đủ điều kiện được lái xe máy. Thông tin này đã được báo chí chính thống đăng tải rồi. Mình chia sẻ lại cụ thể trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Theo đó, những người lái xe hạng A1 (xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc động cơ điện đến 11kW) và hạng B1 (xe mô tô ba bánh) sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe mới để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện của mình.
Đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe, người dân mới được điều khiển xe máy.
Nhóm về tâm thần
Những người đang mắc rối loạn tâm thần cấp.
Những người bị rối loạn tâm thần mãn tính mà không thể tự điều khiển hành vi.
Nhóm về thần kinh
Những người bị liệt vận động từ hai chi trở lên.
Nhóm về mắt
Thị lực nhìn xa của cả hai mắt dưới 4/10, kể cả khi đã đeo kính điều chỉnh.
Trường hợp chỉ còn một mắt, thị lực cũng phải từ 4/10 trở lên sau khi đã đeo kính điều chỉnh.
Những người mắc chứng rối loạn khả năng nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
Nhóm về cơ - xương - khớp
Người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và chân hoặc tay còn lại cũng không toàn vẹn.
Theo dự thảo, người điều khiển xe máy cần đạt được các điều kiện sức khỏe nhất định, ảnh: dSD
Nhóm về sử dụng chất kjch thjch
Những người sử dụng các chất m/a/t/ú/y.
Người sử dụng rượu bia với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn sức khỏe mới này được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông do người lái xe không đủ điều kiện sức khỏe gây ra. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra thách thức cho những người phải đối mặt với các hạn chế này, đặc biệt là những người phụ thuộc vào xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày.
Bộ Y tế hiện đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan liên quan và công chúng trước khi thông tư chính thức được ban hành. Những quy định này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông mà còn là lời cảnh báo về việc chăm sóc sức khỏe bản thân để đảm bảo đủ điều kiện lái xe an toàn.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Các mức phạt vi phạm thường gặp đối với xe máy
Điều khiển xe có nồng độ cồn
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng, giữ GPLX 1 tháng.
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng, giữ GPLX 2 tháng.
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Người không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đối với mô tô, xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Người điều khiển xe cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về giao thông đường bộ, ảnh: dSD
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy phép lái xe
- Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt lỗi không có hoặc không mang bảo hiểm xe máy
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.