Sự việc đang được công an tiếp tục điều tra rồi. Đây cũng là bài học cảnh giác cho mọi người, nhất là những người trẻ đang đi tìm việc làm. Thủ đoạn của những đối tượng này thật khó lường, bà con chia sẻ thông tin đến người thân, bạn bè cùng biết để không sập bẫy kẻo mất cả người lẫn của đấy!
Cụ thể, công an huyện Thủ Thừa đang xác minh vụ Lê Văn Quí bị đối tượng tìm cách đưa qua Campuchia, sau đó khống chế đ/á/n/h đ/ậ/p buộc gia đình nộp tiền chuộc mạng.
Sáng 16/12, UBND xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cho biết, gia đình nạn nhân có trình báo với địa phương. Hiện, công an huyện đang phối hợp với địa phương điều tra, xác minh.
Anh Lê Văn Quí bị đ/á/n/h, c/h/í/c/h đ/i/ệ/n chấn thương nặng đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, ảnh: BGT
Theo bà Trần Thị Mỹ (54 tuổi, ngụ ấp 2, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, Long An) con trai bà Lê Văn Quí (31 tuổi) đang điều trị Bệnh viện Chợ rẫy TP.HCM do bị nhóm đối tượng ở Campuchia n/h/ốt vào khu nhà rồi đ/á/n/h, c/h/í/ch /đ/iện nhiều ngày gây chấn thương nặng. Tinh thần còn hoảng loạn cùng vết thương đau nhức nên Quí phải nằm điều trị thêm thời gian.
Anh Quí kể lại, khoảng 13h ngày 10/12, anh được một người quen hẹn lên huyện Bến Lức, tỉnh Long An để cùng đi xin việc làm trong công ty.
Khi đang ngồi chờ ven tuyến quốc lộ 1 thì có ô tô du lịch 4 chỗ chạy về hướng TP.HCM dừng lại hỏi về đâu lên xe cùng đi cho vui.
Ban đầu anh Quí từ chối, nhưng tài xế nói đi chung tuyến đường, không lấy tiền nên anh đồng ý lên xe đi chung. Mặt khác, vì chờ bạn quá lâu, không thấy tới nên nôn nóng bỏ đi.
Khi xe chạy được khoảng 1km, tài xế đưa cho chai nước suối, uống gần hết anh gục xuống băng ghế ngủ mê man. Lúc mở mắt phát hiện đã đang ở bên phần đất Campuchia, tại đây anh được đưa vào chung một phòng có năm người (một nữ) được nhóm thanh niên quản lý rất chặt.
Vài giờ sau, đối tượng kêu anh lên yêu cầu ký hợp đồng giao việc phải đảm bảo doanh thu trung bình một tháng 2.000 USD (khoảng hơn 50 triệu tiền Việt), nếu không sẽ bán cho công ty khác.
Anh Quí từ chối xin được về nhà nhưng bị đối tượng buộc phải đưa 200 triệu đồng mới cho rời khỏi khu nhà bị g/i/a/m g/iữ.
Tối 11/12, một phụ nữ trong nhóm đối tượng điện cho gia đình nạn nhân yêu cầu chuyển gấp số tiền 200 triệu đồng. Sau đó, cho anh Quí nói chuyện qua điện thoại và cầu cứu người thân chuyển tiền vì bị đ/á/n/h, c/h/í/ch đ/i/ệ/n chịu hết nổi.
Theo bà Mỹ, khi nhận thông tin này cả nhà hoang mang lo lắng tột cùng, do gia đình khó khăn, không kiếm đâu ra tiền lúc này, nếu chuyển tiền liệu nhóm đối tượng có thả con về không, bà Mỹ kêu chờ đợi để đi vay mượn.
Trong thời gian này, anh Quí bị đ/á/n/h liên tục bằng cây vào cơ thể phải nằm bất động. Một thanh niên bị n/h/ố/t chung phòng tên Hiếu ở Tuyên Quang, gia đình đồng ý chuộc con về với giá 120 triệu đồng.
Hình ảnh người nhận được cuộc gọi đòi tiền chuộc từ các đối tượng bên Campuchia, ảnh: DT
Lúc này Quí nhờ anh Hiếu kêu cha mẹ ruột cho mượn 150 triệu đồng chuyển cho đối tượng yêu cầu (do nhóm này giảm 50 triệu đồng).
Chiều 13/12, nhận được tiền, đối tượng đưa họ khỏi phòng ra đường, từ đây cả 2 thuê xe chở đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) 20 triệu đồng, anh Quí và Hiếu tìm cách về Việt Nam và thuê xe chở về nhà anh Quí ở ấp 2, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa gần sáng cùng ngày.
Cũng theo bà Mỹ, khi con về rồi, bà đi vay mượn để trả lại cho cháu Hiếu tổng cộng 170 triệu đồng, nhờ có tiền chuộc nên Quí mới thoát ra khỏi.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Trong những năm gần đây, tình trạng lừa đảo đưa người Việt Nam sang Campuchia để lao động trái phép hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp đã trở thành vấn đề nhức nhối. Các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào những người đang gặp khó khăn tài chính, thiếu hiểu biết pháp luật, hoặc mong muốn kiếm tiền nhanh.
Những kẻ lừa đảo thường giả danh công ty tuyển dụng hoặc tổ chức môi giới việc làm, hứa hẹn mức lương cao, công việc nhẹ nhàng tại Campuchia. Ban đầu, nạn nhân được cung cấp thông tin hấp dẫn như “không cần kinh nghiệm”, “được hỗ trợ đi lại và ăn ở”. Tuy nhiên, sau khi sang Campuchia, họ bị ép làm việc trong các cơ sở bất hợp pháp như lừa đảo trực tuyến, cờ bạc, hoặc thậm chí bị bán cho các tổ chức khác.
Không chỉ dừng lại ở bóc lột sức lao động, nhiều nạn nhân còn phải chịu đựng các hình thức tra tấn, hành hạ tinh thần và thể chất. Nếu muốn rời khỏi nơi làm việc, họ buộc phải trả một khoản tiền chuộc lớn, thường lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại về tài chính và sức khỏe mà còn để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý. Vì vậy, mỗi người dân cần cẩn trọng và chung tay đẩy lùi vấn nạn nguy hiểm này trong xã hội.