Đúng là trong cuộc sống này thì điều gì cũng có thể xảy ra. Bạn có nghĩ rằng một người vợ đã ly hôn chồng 10 năm, thậm chí cô ấy đã có gia đình riêng nhưng vẫn được hưởng thừa kế tài sản của chồng cũ không. Tình huống này đã xảy ra trong thực tế và được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Theo đó, một người phụ nữ ở thành phố H đã ly hôn được 10 năm, hiện đã lấy chồng mới. Về tài sản thì hai vợ chồng không còn vướng bận gì. Thời điểm ly hôn, người vợ nhận tiền còn chồng đứng tên căn nhà và nhận nuôi con.

7 năm sau ngày ly hôn, người chồng cũ không may bị tai nạn qua đời. Thời điểm này, di sản của chồng cũ để lại là căn nhà vẫn chưa được khai nhận và thỏa thuận phân chia. Do vậy, mà phần di sản người con chung được hưởng từ bố đẻ đã trở thành di sản thừa kế của người con.

hình ảnh

Tình huống đã xảy ra trong thực tế khiến người vợ đã ly hôn 10 năm vẫn được hưởng tài sản do chồng cũ để lại, ảnh minh họa, nguồn: DSD

Hơn 3 năm sau, người con chung cũng không may qua đời do bạo bệnh. Lúc này, theo quy định thì người mẹ sẽ đứng hàng thừa kế thứ nhất.

Vì vậy mà dù đã ly hôn được 10 năm nhưng người phụ nữ này vẫn quay lại để yêu cầu chia di sản thừa kế của chồng cũ với bố mẹ, anh chị em nhà chồng.

Người thân của anh này không đồng ý nên đã tìm gặp các chuyên gia pháp lý nhưng họ đều bất lực và khẳng định, dù con dâu cũ của họ đã lấy chồng khác thì vẫn có quyền yêu cầu được hưởng một phần di sản của người chồng cũ. Bởi với phần di sản mà người con được thừa hưởng từ bố sẽ được để lại cho mẹ đẻ của mình do người phụ nữ này là hàng thừa kế thứ nhất của con. 

hình ảnh

Mời bà con đọc thêm thông tin: Chồng mất sớm, người vợ được hưởng tài sản thừa kế gì từ nhà chồng?

Vợ chồng tôi kết hôn năm 2000, có với nhau 2 người con, một cháu trên 18 tuổi và một cháu 15 tuổi. Cha mẹ chồng tôi có 4 người con, chồng tôi là con trai trưởng nên từ khi kết hôn, chúng tôi đã ở chung căn nhà của ông bà. Ông bà qua đời cách đây 10 năm, không để lại di chúc. Chồng tôi cũng vừa mới qua đời do bị bệnh. Bỗng người em trai út của chồng tôi đòi chia căn nhà vì cho rằng đây là đất hương hỏa, rồi nói con dâu không có quyền được thừa kế gì hết.

Tôi là con dâu, nhưng đã có công chăm sóc ông bà lúc ốm đau, vậy tôi có được chia căn nhà, hay đòi tiền công không? Giờ chồng tôi đã mất, tôi có được thay mặt chồng và 2 con để yêu cầu được chia di sản thừa kế của cha mẹ chồng? Chúng tôi muốn giữ lại căn nhà thì phải làm sao?

Luật sư tư vấn trường hợp trên như thế nào

Luật sưtư vấn, do bố mẹ chồng của bạn trước khi mất đã không để lại di chúc, nên di sản này được chia theo pháp luật (khoản 1 điều 650 bộ luật Dân sự).

Theo điểm a khoản 1 điều 651 bộ luật Dân sự, người thừa kế theo pháp luật có hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ chồng bạn gồm 4 người con. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (khoản 1 điều 611 bộ luật Dân sự). Do đó, chồng của bạn mất sau cha mẹ nên vẫn được hưởng thừa kế do thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Căn nhà sẽ được chia làm 4 phần, chồng bạn được nhận 1/4.

Tuy nhiên, hiện chồng của bạn đã mất, nên bạn và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng, sẽ được thừa hưởng tài sản của chồng.

Hiện, bạn đang là người quản lý căn nhà, theo khoản 2 điều 616 bộ luật Dân sự, bạn cần tổ chức buổi họp gia đình để thỏa thuận về việc phân chia di sản của cha mẹ chồng để lại (điều 656 bộ luật Dân sự). Tại buổi họp, bạn là người nhân danh chính mình và có thể đại diện cho hai con để yêu cầu được hưởng 1/4 căn nhà. Trường hợp bạn muốn giữ lại căn nhà, thì phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho 3 người con của cha mẹ chồng.

Nếu trong quá trình quản lý căn nhà, bạn có công sức đóng góp trong việc giữ gìn và tôn tạo thì có thể yêu cầu trích một phần của căn nhà để thanh toán cho công sức này. Việc vợ chồng bạn đã có công chăm sóc ông bà lúc ốm đau là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, không phải là căn cứ để yêu cầu chia phần nhiều hơn.

Nếu các bên không thể thống nhất được, thì có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, căn nhà thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó (khoản 1 điều 623 bộ luật Dân sự).