Vụ việc này đã xảy ra được vài ngày rồi, ngỡ là một vụ mất tài sản bình thường nhưng mới đây, khi công an điều tra phát hiện danh tính nghi phạm thì ai cũng choáng váng. Câu chuyện đã được nhiều báo chí và một số mạng xã hội đăng tải.

Mình chia sẻ lại chi tiết bên dưới cho  ai quan tâm được biết nhé!

Cụ thể, chiều 16/6, ông N.N.L. (54 tuổi, ở phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định) kiểm tra thì phát hiện số tài sản do vợ chồng ông cất giấu trong 2 phuy lúa để trước hiên nhà bị trộm mất nên báo cáo cơ quan chức năng.

Ông L. cho biết tài sản bị mất trộm gồm tiền mặt và vàng với tổng trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Tất cả vàng và tiền được vợ chồng ông L. chia nhỏ, bỏ trong nhiều túi màu đen, quấn lại rồi cất giấu trong 2 phuy lúa.

Lần cuối cùng ông L. kiểm tra tài sản vào tháng 4/2023 thì vẫn thấy bình thường. Từ đó đến trước khi phát hiện bị mất trộm vào giữa tháng 6/2024, vợ chồng ông L. không kiểm tra tài sản cất giấu nên không xác định được chính xác thời điểm bị mất là lúc nào.

Chiều tối 29/6, đại tá Huỳnh Bảo Nguyên - phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho biết, công an đã xác định được nghi phạm vụ trộm tiền, vàng trị giá hơn 1,5 tỉ đồng được cất giấu trong 2 phuy lúa trước hiên nhà của một gia đình nói trên (ở phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn)

"Qua xác minh, làm việc với cơ quan điều tra thì con gái của ông N.N.L. đã thú nhận mình chính là người l/ấ/y c/ắ/p tài sản trên của cha mẹ. Con gái của ông L. vẫn còn rất trẻ", đại tá Nguyên chia sẻ.

Cũng theo đại tá Nguyên, con gái ông L. lấy trộm tiền và vàng dùng vào mục đích chi tiêu cá nhân.

Hiện Công an tỉnh Bình Định tiếp tục đấu tranh, xác minh, chưa thực hiện thủ tục tố tụng nào với người con gái này của vợ chồng ông L.

hình ảnh

Hóa ra, nghi phạm lấy tiền của cặp vợ chồng lại chính là con gái, ảnh: TTO

Con cái lấy t.r.ộ.m tiền của bố mẹ có phải là vi phạm pháp luật không và được xử lý thế nào

Trước đó, khi đánh giá về một vụ việc tương tự, Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Dù quan hệ cha mẹ và con là quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng nhưng không đồng nghĩa tài sản của cha mẹ đương nhiên là tài sản của con cái. Sở hữu tài sản của cha mẹ tách biệt với quyền sở hữu, sử dụng của con cái".

Chính vì vậy, hành động con cái lấy t/r/ộ/m tài sản của cha mẹ cũng là xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản - khách thể được bảo vệ bởi các quy định của bộ luật hình sự. Hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, được xác định là tội phạm và phải gánh chịu những hậu quả không khác gì việc c/h/i/ế/m đ/o/ạ/t tài sản của người khác trong xã hội.

Tại Bộ luật Hình sự hiện hành không có sự loại trừ, phân biệt nào về việc định tội danh, mức hình phạt khi người phạm tội và bị hại có quan hệ thân thích với nhau. T/r/ộ/m c/ắ/p là hành động lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì có thể bị chịu mức án phạt tù lên tới 20 năm.

Thông thường, trong những trường hợp con cái lấy tiền của cha mẹ. Vì cha mẹ nuôi nấng con cái, giành cả cuộc đời cho con nên họ không tiếc, không báo công an nếu biết rằng tài sản đó do con cái lấy đi. Người làm cha mẹ đôi khi không hiểu rằng "pháp bất vị thân". Việc cha mẹ không tố cáo, bao che cho hành vi phạm tội của con có thể gây ra những hậu quả lớn hơn nữa sau này.

Tuy nhiên nếu quá trình điều tra có cơ sở xác định tài sản mà người con lấy đi có một phần thuộc về người con hoặc đã được tặng cho người con thì cơ quan điều tra hoàn toàn có thể kết luận không có hành vi chiếm đoạt hoặc số tiền chiếm đoạt nhỏ hơn.

Nếu nguồn gốc hình thành khối tài sản đó có phần giá trị do người con đóng góp tạo thành thì có thể sẽ giảm giá trị tài sản người này chiếm đoạt. Nguồn tiền đó có thể hình thành do việc bán tài sản chung của hộ gia đình mà người con là thành viên. Hoặc số tiền đó đã được cha mẹ tặng cho con nhưng chưa chuyển giao, do nóng lòng nên người con đã xâm phạm thì cũng có thể xác định không có việc chiếm đoạt tài sản.

hình ảnh

Ảnh minh họa, nguồn: dSD

Chồng lấy tiền của vợ có phải là vi phạm pháp luật không

Để xác định hành vi chồng trộm tiền của vợ có vi phạm pháp luật hay không, mấu chốt phải làm rõ nguồn gốc số tài sản này.

Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh… và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Điều 213 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Như vậy, nếu xác định số tiền người chồng lấy của vợ thuộc tài sản chung thì chưa đủ căn cứ để xử lý. Nếu 2 bên có tranh chấp thì phải được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa, để quyết định phần của mỗi người là bao nhiêu