Những câu chuyện về người bị lửa đảo đến cả tỷ đồng đã quá nhiều rồi. Vậy nhưng, mới đây, báo chí lại đăng tải câu chuyện của 1 người đàn ông biết mình bị gạt nhưng vẫn chuyển tiền cho các đối tượng và cái kết 'lấy lại cả gốc lẫn lãi' khiến dân tình vỡ òa thán phục!

Cụ thể, ông Hoàng (46 tuổi) là một doanh nhân có một số cơ sở kinh doanh ăn uống tại Trung Quốc. Do nhu cầu thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của mình, ông Hoàng muốn đăng ký thẻ tín dụng. Tuy nhiên do không có thời gian trực tiếp đến ngân hàng mở tài khoản nên ông vẫn tạm thời chưa vội đi đăng ký. 

Tình cơ, khi lướt MXH thì ông thấy một quảng cáo về dịch vụ đăng ký mở thẻ tín dụng online. Quảng cáo này thể hiện nó cực kỳ tiện lợi như không cần phải đến ngân hàng, mở tài khoản online nhanh chóng và dễ dàng nên ông Hoàng đã thử đăng ký. 

Ông click vào quảng cáo và được đưa đến một trang web điền thông tin giống hệ website chính thức của ngân hàng. Tuy nhiên, đây là trang web giả mạo do một đường dây lừa đảo lập ra để dẫn dụ con mồi. Lúc này, ông Hoàng vẫn chưa hề hay biết rằng mình đã vào tầm ngắm của kẻ lừa đảo. 

hình ảnh

Người đàn ông vẫn chuyển tiền cho các đối tượng và đã có kế hoạch riêng của mình, ảnh: SĐ

Sau khi đăng ký đầy đủ thông tin, ông Hoàng nhận được thẻ tín dụng sau đó 3 ngày được gửi về theo đường chuyển phát. Tuy nhiên, ông không biết cách kích hoạt thẻ như thế nào để sử dụng và gọi theo số điện thoại của bên ngân hàng phát hành (thực tế là lừa đảo). 

Lúc này, người bên kia đầu dây nói rằng ông cần chuyển một khoản phí mở thẻ khoản 300 NDT (khoản 1 triệu đồng). Ông Hoàng chuyển luôn vì đây là một số tiền cũng không quá đáng kể với ông. Nhận thấy đây là một con mồi béo bở để lừa đảo, chúng nảy sinh ý định lừa ông nhiều hơn. 

Sau đó, ông Hoàng lại nhận về một cuộc gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng nơi ông vừa mở thẻ. Người này nói rằng thẻ tín dụng của ông không đạt tiêu chuẩn và không có cách nào để sử dụng thẻ này. Sau đó, nói rằng ông cần chuyển một khoản tiền có giá trị hàng chục nghìn nhân dân tệ để xử lý. Ông Hoàng vẫn tiếp tục chuyển tiền và kèm theo một số thắc mắc nhưng không quá gay gắt. 

Thấy ông Hoàng quá dễ lừa, những kẻ lừa đảo lại tiếp tục diễn lại trò cũ. Vẫn là đưa ra những lý do và yêu cầu ông chuyển tiền để xử lý. Ông lại chuyển tiền và tổng cộng 3 lần liên tục như vậy, số tiền mà ông Hoàng chuyển đã lên đến 200.000 NDT (khoảng hơn 600 triệu đồng).

hình ảnh

Cái kết dành cho nhưng người 'không làm mà muốn' có ăn là ăn cơm nhà nước, ảnh: DSD

Nhưng thực tế, ông Hoàng đã phát hiện ra mình bị lừa đảo từ cuộc gọi đầu tiên mà những kẻ này gọi cho ông. Ông âm thầm gọi điện báo cảnh sát và phối hợp để cơ quan chức năng xác định được vị trí thông qua các cuộc gọi. Dù rằng đường dây lừa đảo này rất tinh vi khi thay đổi địa chỉ IP và sử dụng địa chỉ IP giả mạo ở nước ngoài, tuy nhiên với việc ông Hoàng câu giờ thì cảnh sát đã tìm ra hang ổ của đường dây lừa đảo này. 

Theo Sở Công an thành phố Tân Dân, Thẩm Dương, Trung Quốc, nhóm đối tượng này có 50 người, chuyên đi lập các trang web giống hệt với web chính thống để lừa đảo.

Câu chuyện của ông Hoàng được chia sẻ rộng rãi trên nhiều trang MXH và các diễn đàn ở Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất ngờ trước kết quả của vụ việc khi một đường dây lừa đảo tinh vi đã bị ông Hoàng và cảnh sát tìm ra và triệt phá. Bên cạnh đó, sự tỉnh táo và dám chấp nhận làm con mồi chuyển tiền nhiều lần của ông Hoàng cũng khiến không ít cư dân mạng nể phục. 

Nhiều người tỏ ra bất ngờ về thông tin này và thừa nhận rằng họ sẽ không đủ bình tĩnh và can đảm để làm điều đó. Việc làm của ông Hoàng nên được tuyên dương rổng rãi vì không chỉ giúp cho chính bản thân ông mà còn làm trong sạch cả xã hội nữa, rất đáng ủng hộ và lan tỏa.

Sau vụ việc, các chuyên gia về an ninh mạng cũng cảnh báo người dùng về mối nguy hiểm của các trang web và ứng dụng giả mạo. Đây là hình thức lừa đảo phổ biến và gây thiệt hại nặng nề với các nạn nhân. 

Chiêu trò thường thấy là các trang web này giả mạo các thương hiệu, công ty nổi tiếng với giao diện giống hệt. Sau đó, khi người dùng truy cập và click vào đường link, tải về các nội dung từ trang web giả mạo này có thể sẽ bị cài mã độc nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản. 

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo qua điện thoại thường hướng đến các đối tượng người lớn tuổi, không rành công nghệ và sử dụng các chiêu trò thao túng tâm lý nạn nhân. Sau đó yêu cầu nạn nhân phải làm theo như chuyển tiền để kiểm tra, chuyển tiền để xử lý vấn đề... Sau đó biến mất.