Không chỉ các trường học ở ta, mà ở nước ngoài cũng cấm học sinh mang điện thoại vào trường học.

>>> Vụ nữ sinh lớp 10 uất ức vì kỷ luật quá mức từ nhà trường: Có thể xử lý hình sự cô giáo

Nhưng mình nghĩ quy định đó trước đây đúng, nhưng có lẽ với thời điểm hiện tại, khi mà công nghệ kỹ thuật phát triển, mọi thứ kiến thức đôi khi trở nên cũ kỹ, vào chúng ta cần tiếp nhận cách tiếp cận mới, chứ vẫn cứ những kiến thức lỗi thời, đào tạo cho thế hệ mới thì quá ư là nhàm chán.

Vậy nên mà mới vừa rồi, Bộ Giáo dục Đào tạo ở mình mới cho phép học sinh được mang điện thoại vào trường học, nhưng chỉ để phục vụ cho mục đích học tập mà thôi. Nếu vì mục đích khác, tất nhiên bị cấm. Mình đồng quan điểm với quy định mới và cho là nó hợp với thời buổi hiện tại. Song cái ranh giới để xác định giữa vi phạm và không vi phạm trong trường hợp này khá mong manh à nhen.

Điều này, cần phải có sự phối hợp giữa ba mẹ và nhà trường để quản lý con cái mình kỹ hơn.

Trang Dân Trí, Zing News, mới vừa đưa tin, ở một trường học tại thành phố Mạnh Tử, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã xảy ra vụ việc 3 em nữ sinh đứng xếp hàng, cầm điện thoại trong tay.

hình ảnhẢnh chụp trang Dân Trí. 

Một phụ nữ, được cho là giáo viên, yêu cầu các em này “đập điện thoại” xuống sàn. Theo đó, do các em này mang điện thoại vào trường và sử dụng dù nhà trường đã có quy định cấm hành vi này.

Lần lượt từng em một, “em tiếp theo, nhanh lên”, rồi “em, tiếp tục đập đi”. Nhiều em tỏ ra ngần ngại khi làm theo yêu cầu của cô giáo. Có em tiếc nên chỉ dám đập nhẹ, sau đó đã bị cô bắt đập thật mạnh.

Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng đã nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Một nhóm người sau khi xem, đã đồng ý với cách làm của cô giáo, cho rằng cần phải xử lý mạnh tay với học sinh vi phạm.

Trong khi đó, số khác lại cho rằng, hành vi của cô giáo là quá đáng, thay vào đó, cô giáo có thể tịch thu điện thoại và trao lại cho phụ huynh. Hành vi này được coi là phá hoại tài sản của người khác và không thể chấp nhận được.  

hình ảnh


Ảnh: Học sinh bị yêu cầu đập điện thoại do vi phạm quy định nhà trường. Nguồn: Cắt từ clip. 

Được biết, hồi tháng trước, một trường học khác ở Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh cãi khi giáo viên có hành động tương tự, điện thoại của học sinh vi phạm đã bị vứt vào xô nước. Hiệu trưởng nhà trường cho biết việc làm này là được các em học sinh “tự nguyện” và phụ huynh cũng đồng ý với quyết định đó.

hình ảnh


Ảnh: Những học sinh vi phạm nội quy phải cho điện thoại vào xô nước. Nguồn: Cắt từ clip. 

Ai đồng ý chứ như mình là kịch liệt phản đối hành vi này của thầy cô giáo. Các mẹ có như thế không?

Đồng ý rằng, học trò đi học có vi phạm thì phải bị phạt và tùy theo mức độ mà xử lý nó, cớ sao lại có hành động phá hoại để trừng phạt con trẻ. Mục đích của hành động phạt là để răn đe con trẻ không còn tái phạm, chứ không nhằm mục đích khác, nhưng có vẻ như cái cách mà các bậc thầy cô giáo đang làm như thế này, đang bị coi là “quá đáng”.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên, mà trước đây, nhiều trường học ở Trung Quốc đã có hành vi tương tự, sau khi đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội đã vấp không phải chỉ trích, có trường hợp giáo viên đã bị trừ lương.

Vụ việc nêu trên vẫn đang được giới chức trách ngành giáo dục ở tại thành phố này vào cuộc để điều tra và làm rõ. Những vụ việc đã từng xảy ra liệu có thể xem đó là tiền lệ để tiếp tục xử phạt hay không, chắc còn phải chờ kết quả.

Tại Việt Nam, nhiều năm trở lại đây, người ta bắt đầu chú trọng nhiều hơn về cái cách mà thầy cô giáo trừng phạt học sinh. Tất nhiên để giáo dục học sinh, không chỉ có khen thưởng, mà còn có xử phạt để răn đe, song, không vì thế mà giáo viên tự cho mình cái quyền “muốn làm gì cũng được” để mà có hành động cư xử thái quá với học sinh, làm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của học sinh, đó là chưa kể có những trường hợp xâm hại đến sức khỏe của nạn nhân.

Còn phải tùy vào hậu quả của hành vi gây ra mà xem xét mức xử lý, nhưng trước mắt, hành vi xử phạt học sinh sai quy định, giáo viên sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật từ phía nhà trường. Đó là chưa kể, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường có thể liên đới chịu trách nhiệm. Mẹ có thể xem vụ việc mới xảy ra 2 hôm trước ở An Giang, khi nữ sinh lớp 10 vì quá uất ức trước hình thức kỷ luật của nhà trường nên đã tự tử. Ngay sau đó, Hiệu trưởng lẫn Phó Hiệu trưởng nhà trường bị đình chỉ công tác.

hình ảnhẢnh chụp báo Thanh Niên. 

Ví như hành vi đập điện thoại xuống sàn, dù chưa có hành động xâm hại sức khỏe hay xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của học sinh, nhưng có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, và phải xem giá trị tài sản và mức độ gây ảnh hưởng để mà quyết định phạt hành chính hay là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chẳng ai muốn phải xử lý những bậc mang danh “trồng người” đâu, nhưng mà nếu “quá đáng” thì rất cần phải được xử nghiêm để cho những người sau đừng phạm phải.