Mẹ nào đang cho con bú cần lưu ý sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu, đừng ngộ nhận sữa mẹ trường tồn theo thời gian mà hối hận không kịp.
Hôm nay rảnh rỗi nên em muốn chia sẻ với các mẹ vấn đề mà nhiều người thường bỏ qua. Đó chính là thắc mắc xoay quanh chuyện sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu. Vì chính em đã từng phạm phải sai lầm khiến bé con phải một phen nhập viện vì tiêu chảy. Các mẹ chớ nghĩ đây là chuyện nhỏ nha.
Sữa mẹ cũng có thời hạn
Hồi cho con ti mẹ, sữa em không nhiều lắm nên sau mỗi lần con bú xong em đều cố vắt thêm một ít để dành lần sau cho con bú tiếp. Vì nghĩ còn 2-3 tiếng nữa là con đã bú rồi nên em không cho vào tủ lạnh mà để sẵn ở ngoài, khỏi mất công hâm lại. Việc đó chỉ được vài lần, cho đến một đêm, em vắt sữa ra để ở đầu giường, định bụng nửa đêm con có giật mình thức giấc thì cho con bú luôn thể. Nào ngờ đến gần sáng con mới thức, em tiện tay lấy bình sữa đã hút cho con bú. Sau đó thì con đau bụng, quấy khóc, nôn trớ rồi tiêu chảy. Thú thật là em cũng không nghĩ do mình cho con bú sữa mẹ hỏng nữa. Nhưng sau đó tình trạng con có vẻ nặng hơn, con bỏ bú, khóc ngằn ngặt, tiêu chảy liên tục nên em phải đưa con đi bác sĩ.
Sau khi hỏi kỹ tình hình bú mớm của con mấy ngày qua, nghe em kể lần gần nhất cho con bú thế nào, bác mới bảo sao em dại thế, sữa mẹ là thực phẩm dễ hỏng nhất mà cứ để bên ngoài rồi cho con bú thảo nào đứa nhỏ chẳng tiêu chảy. Đừng như em nha các mẹ, cần tìm hiểu sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu kẻo lại hại con đấy ạ.
- Ở nhiệt độ phòng (26-27 độ C):Sữa mẹ chỉ để được khoảng 1 giờ đồng hồ.
Cách nhận biết sữa mẹ hỏng, chớ dại cho con uống
Dù mẹ đã cẩn thận trong khâu vắt sữa, bảo quản, nhưng cũng đừng chủ quan là sữa không bao giờ có vấn đề nhé. Đôi khi chỉ cần 1 vết hở nhỏ trong túi trữ sữa cũng có thể làm sữa nhiễm khuẩn lúc nào chẳng biết đấy ạ. Thế nên trước khi cho bé bú mẹ cần kiểm tra kỹ và đây là cách giúp mẹ nhận biết sữa hỏng:
- Sữa có mùi tanh, chua, khó chịu. Nguyên nhân sữa mau hỏng là do mẹ ăn nhiều thực phẩm tanh (cá biển), nhiều gia vị (tỏi, ớt), sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do khi hút sữa mẹ chưa vệ sinh bầu ngực kỹ nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong túi trữ sữa.
Em mong là sau những gì em chia sẻ, các chị em đã biết sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu rồi thì nên chú ý nha. Cho con uống sữa quá hạn, sữa hỏng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lắm ạ. Bé có thể bị tiêu chảy, co thắt dạ dày, đau bụng, sôi bụng, khó chịu, nôn mửa thậm chí có trường hợp nặng hơn là dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn.