Sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn? Biết về những ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp sẽ giúp mẹ cân nhắc để chọn phương pháp phù hợp nhất để đón thiên thần nhỏ.
Em bé có thể đến thế giới bằng 1 trong 2 cách bằng phương pháp sinh thường hoặc phương pháp sinh mổ. Mục tiêu chung vẫn là sự an toàn. Vậy sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm dưới đây để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé.
13 điều để thương mẹ sinh mổ nhiều hơn: Nhiễm trùng, đau đớn, tăng tỷ lệ trầm cảm
Nguồn: QQ
1. Sinh thường
1.1. Ưu điểm
- Đối với mẹ
Thời gian nằm viện và thời gian hồi phục sức khỏe ngắn hơn. Sau sinh thường, mẹ thường ở lại viện khoảng 24-48 giờ hoặc có thể rời sớm hơn nếu sức khỏe tốt.
Tránh được cuộc phẫu thuật lớn và các rủi ro liên quan như chảy máu nghiêm trọng, sẹo, nhiễm trùng, phản ứng với gây mê và đau lâu hơn.
Mẹ có thể bế con và bắt đầu cho con bú sớm sau sinh.
- Đối với bé
Em bé được tiếp xúc với người mẹ sớm và nhiều hơn. Em bé được bú sớm hơn.
Giảm nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp khi sinh.
Đi qua kênh sinh của mẹ, trẻ sơ sinh nhận được nhiều lợi khuẩn, có thể giúp bé thể tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ đường ruột.
1.2. Nhược điểm
- Đối với mẹ
Khi thai nhi quá kênh sinh, mẹ có nguy cơ rách da và các mô xung quanh âm đạo. Nếu rách ngiêm trọng, mẹ có thể cần phải khâu. Điều này có thể gây yếu hoặc tổn thương cho các cơ xương chậu kiểm soát nước tiểu và chức năng ruột.
Mẹ sinh thường có nhiều khả năng gặp vấn đề với ruột hoặc tiểu không tự chủ. Mẹ cũng có thể dễ bị rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười.
Cơn đau ở đáy chậu, khu vực giữa âm đạo và hậu môn có thể bị kéo dài
- Đối với bé
Nếu chuyển dạ kéo dài hoặc thai to có thể khiến bé bị thương trong quá trình sinh nở, dẫn đến bầm tím da đầu hoặc gãy xương đòn.
Để có câu trả lời sinh mổ hay sinh thường tốt hơn, các mẹ cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của phương pháp sinh mổ.
2. Sinh mổ
Ảnh minh họa - Nguồn: https://www.lacapital.com.ar/informacion-general/les-cobraron-un-plus-un-hospital-tener-brazos-su-hijo-recien-nacido-n1257141.html#fotogaleria-id-1513904
2.1. Ưu điểm
- Đối với mẹ
Chủ động lên kế hoạch để ca sinh diễn ra suôn sẻ hơn và dễ dự đoán được hơn so với sinh thường phải trải qua một cuộc chuyển dạ kéo dài.
- Đối với bé
Khi thai nhi gặp nguy hiểm, bác sĩ có thể dễ dàng khắc phục sự cố vì mổ đẻ giúp thai nhi được đưa ra ngoài nhanh chóng.
2.2. Nhược điểm
- Đối với mẹ
Mẹ thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn, trung bình khoảng 2-4 ngày.
Tăng nguy cơ mắc các vấn đề thể chất sau sinh nhiều hơn như đau hoặc nhiễm trùng vết mổ và đau nhức kéo dài hơn.
Ruột hoặc bàng quang có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc cục máu đông có thể hình thành.
Người mẹ sinh mổ ít có khả năng cho con bú sớm.
Thời gian phục hồi sau khi sinh cũng lâu hơn, thường là ít nhất 2 tháng.
Theo một nghiên cứu của Pháp, người mẹ có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với sinh thường. Nguyên nhân chủ yếu là do cục máu đông, nhiễm trùng và biến chứng do gây mê.
Có nhiều khả năng phải sinh mổ trong tương lai và nguy cơ bị biến chứng thai kỳ trong tương lai cao hơn như bất thường nhau thai và vỡ tử cung. Số lần sinh mổ càng nhiều, nguy cơ càng cao.
- Đối với bé
Bé sơ sinh dễ gặp vấn đề về hô hấp khi sinh như hen suyễn. Em bé cũng có nguy cơ thai lưu cao hơn.
Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa trẻ sinh mổ và nguy cơ béo phì cao hơn khi lớn lên.
Những ưu và nhược điểm đối với mẹ và bé trên đây hy vọng có thể giúp các mẹ rõ đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn. Tuy nhiên việc chọn phương pháp nào còn phải tùy thuộc vào thể trạng của mẹ và thai nhi. Tốt nhất, mẹ vẫn nên theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: https://www.livescience.com/45681-vaginal-birth-vs-c-section.html