Trẻ nổi loạn tuổi lên 2 thật sự không đáng sợ nếu mẹ hiểu rõ và có cách ứng xử khéo léo với con khi bé đang trong giai đoạn này.
Cha mẹ cảm thấy con 1 tuổi là dễ thương nhất vì bé rất ngoan ngoãn, chịu nghe lời. Tuy nhiên, trẻ lên 2 lại khiến bố mẹ rất đau đầu. Trẻ ăn vạ, cáu gắt là những biểu của trẻ nổi loạn tuổi lên 2. Chúng gây nhiều rắc rối cho cha mẹ. Một số mẹ thậm chí còn muốn “đặt” con trở lại bụng. Họ không tin đứa trẻ đã từng rất dễ thương, đáng yêu lại trở thành đứa trẻ hư hỏng như thế. Thực tế, đây là giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” mà đứa trẻ không biết những gì mình làm là sai, càng bị cấm trẻ càng làm.
7 cách trị tâm lý ương bướng, khó dạy của con vào độ 'nổi loạn tuổi lên 2'
Tại sao mọi đứa trẻ đều có giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” ?
Tính cách của một đứa trẻ trong thời kỳ nổi loạn sẽ trải qua một sự thay đổi đáng kinh ngạc. Đây cũng là thời điểm quan trọng cho sự hình thành tính cách của trẻ. Vậy tại sao đứa trẻ lại nổi loạn khi 2 tuổi?
Trước khi bé được 2 tuổi, chúng đã quen với một thời kỳ nhạy cảm về trật tự. Do đó, có một ý thức trật tự nhất quán trong tiềm thức của trẻ và nó vẫn xuất hiện một cách cố định. Một khi có sự đảo lộn về trật tự, bé sẽ rất cáu kỉnh, lo lắng, khó chịu hay ăn vạ. Sau đó biểu hiện dưới hình thức nổi loạn và khóc.
Thời kỳ nhạy cảm của sự bướng bỉnh và thời kỳ nhạy cảm về trật tự sẽ xảy ra trong ý thức của trẻ cùng một lúc. Chúng có thể dễ dàng kết hợp với nhau hoặc xảy ra cùng một lúc. Đây là thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ.
Hành vi cho thấy trẻ đang trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên
1. Không cho người khác chạm vào đồ riêng
Trẻ 2 tuổi đã có khái niệm về quyền sở hữu. Trẻ không cho người khác chạm vào đồ của mình, nếu không trẻ sẽ khóc và nói: "Đây là của tôi, đây là của tôi."
2. Không thích chia sẻ
Đi kèm với ý thức sở hữu mạnh mẽ là sự ích kỷ. Nếu có thức ăn, dù cho không dùng hết cũng không muốn cho người khác. Đây cũng là hành vi của trẻ nổi loạn tuổi lên 2.
3. Tư duy độc lập
Trẻ em sẽ có nhiều ý tưởng riêng. Biểu hiện thông qua các khái niệm thẩm mỹ, chúng thích mặc quần áo theo sở thích riêng.
Cha mẹ không phải lo lắng mà hãy giúp con kiềm chế
Những hành vi trên là hoàn toàn bình thường khi đứa trẻ 2 tuổi. Cha mẹ không thể phản ứng thái quá với hành vi của con. Điều quan trọng là phải giữ tâm trí bình tĩnh.
1. Nên tôn trọng mong muốn của trẻ
Khi trẻ vẫn đang trong thời kỳ nổi loạn, cảm xúc của chúng dễ dàng bị dao động. Đồng thời, đây là lúc trẻ muốn tự lập, chúng muốn khẳng định mình
Nhưng sau tất cả, con vẫn là một đứa trẻ, nên trông con thật đặc biệt. Cha mẹ có thể tôn trọng và cho phép con làm bất cứ điều gì mà con mong muốn chỉ cần nó không quá đáng.
2. Đừng la mắng trẻ
Khi trẻ đang trong thời kỳ nổi loạn, cảm xúc của chúng thật sự rất mong manh. Bé có thể quan sát phản ứng của cha mẹ. Thấy mẹ la mắng, chúng biết rằng mình đã làm gì đó sai nhưng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi, tích cách của trẻ và làm tổn thương tâm lý trẻ.
Cha mẹ cố gắng duy trì tâm lý ổn định và đừng khiến trẻ sợ hãi. Bởi vì dìm tâm lý phản kháng và nổi loạn bằng sự la mắng là vô ích.
3. Thường xuyên giao tiếp với trẻ
Mặc dù con vẫn còn rất nhỏ nhưng cha mẹ phải nói chuyện nhiều hơn với con. Thay vì la mắng hãy hỏi nguyên do, hướng dẫn trẻ sửa sai, giải thích để con hiểu vì sao con không được làm vậy.
Khủng hoảng tuổi lên 2 là thời kỳ nổi loạn đầu tiên của con. Điều cha mẹ phải làm không phải dìm bản tính hung hăng, nổi loạn của con mà là giúp con giải phóng nó để con được sống một tuổi thơ hạnh phúc.
Nguồn: Sohu