Chúng ta đều biết rằng ngủ trưa thực sự tốt cho trẻ em, nhưng nếu trẻ không muốn ngủ trưa hoặc không tự dỗ mình ngủ trưa thì sao? Chúng ta nên làm gì nếu trẻ không muốn ngủ trưa?
Nói về giấc ngủ ngắn của bé, nhiều bậc cha mẹ đau đầu và có không ít những lời chia sẻ trên các diễn đàn nuôi dạy con khi cha mẹ ép con ngủ trưa như sau:
"Làm thế nào bạn có thể dỗ bé ngủ ngon vào buổi trưa?"
"Mỗi khi giáo viên đến gặp tôi và than phiền trong khi những đứa trẻ khác đều ngủ trưa, còn còn tôi thì không, tôi thật không dám nhìn mặt cô giáo”
Bố vênh mặt tự hào dỗ con ngủ ngoan, đến gần mới biết bé mở thao láo xem ti vi
Nguồn ảnh: Internet
Lợi ích của giấc ngủ trưa không thể nào phủ nhận, nhưng nếu em bé không muốn ngủ trưa thì có nên ép trẻ? Hãy xem qua những điều mà giấc ngủ trưa đem lại:
Cải thiện trí thông minh và trí nhớ: Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non, không ngủ vào buổi trưa sẽ có tác động đến việc lưu trữ bộ nhớ não của trẻ, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng.
Tốt cho thị lực: Khi trẻ ngủ thiếp đi, các cơ bắp mệt mỏi có thể được nghỉ ngơi ngắn, bao gồm cả đôi mắt, điều này có thể ngăn ngừa cận thị hiệu quả.
Thúc đẩy sự phát triển chiều cao: Mọi người đều biết rằng các hormone cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chiều cao được tiết ra trong lúc nghỉ ngơi, nghĩa là trong khi ngủ, do đó não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng trong một hoặc hai giờ ngủ trưa, có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ ngủ trưa cao hơn những đứa trẻ không ngủ trưa.
Tuy nhiên, nếu trẻ không muốn ngủ trưa mà cha mẹ khăng khăng ép buộc con ngủ thì nó sẽ gây hại nhiều hơn là tốt cho đứa trẻ.
Khi 1 em bé không thể ngủ và bị buộc phải nằm xuống và giữ im lặng, chúng sẽ cắn móng tay, chạm vào cơ thể mình, ngậm tóc, cắn vào mền… Nếu bố mẹ sử dụng các biện pháp bạo lựa để dỗ con ngủ, họ có thể gây ra các tác hại về tâm lý.
Nhưng trên thực tế, điều kiện giấc ngủ của trẻ em là khác nhau.
Một số trẻ có thể nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ vào ban đêm và thực sự không cần bổ sung cho giấc ngủ ban ngày. Và khi trẻ lớn hơn, hiện tượng này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ, nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi sẽ trải qua thời gian ngủ trưa ngày càng khó khăn và ngắn hơn. Trẻ sơ sinh có thể ngủ trưa đến 5 giờ, em bé 1 tuổi ngủ từ 3 giờ, em bé 3 tuổi thì chỉ cần 1 giờ. Nếu bé ngủ ngon vào ban đêm, bé có thể ngủ ít hơn vào ban ngày, nếu bé ngủ kém vào ban đêm, bé có thể ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Trung bình, thời gian ngủ trưa 1-3 giờ là phù hợp.
Trên thực tế, đối với những trẻ không muốn ngủ trưa, cha mẹ có thể thư giãn tiêu chuẩn theo tình huống thực tế nếu con bạn thuộc vào trường hợp:
1. Những đứa trẻ năng động không ngủ trưa hay buồn ngủ
Rõ ràng, đối với những bé này, một giấc ngủ ngắn là dư thừa, giống như bạn không đói, nhưng bạn bị ép buộc phải ăn. Do đó, nếu cha mẹ thấy rằng trẻ kiên quyết không ngủ trưa, và sự tỉnh táo lâu dài không ảnh hưởng đến trạng thái ban ngày của bé, thì đơn giản không cần ép nếu con không muốn ngủ trưa.
2. Trẻ ngủ trưa và vào buổi đêm khó ngủ, trằn trọc
Nếu buổi đêm bé thức dậy thường xuyên, không thể ngủ, v.v., điều đó có nghĩa là giấc ngủ ngắn ban trưa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bé, thì không nhất thiết phải ép con ngủ.
Trên tất cả, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa chắc chắn là một thói quen tốt. Nhưng nếu trẻ không muốn thì dựa vào tình hình thực tế, bố mẹ có thể uyển chuyển để không quá ép buộc con mình
https://www.sohu.com/a/384403085_638853?scm=1002.280027.0.0-0&spm=smpc.baobao-home.fd-news.9.1585627598014HQIAPyH