Tác hại khi mẹ hay la mắng trẻ đôi khi còn đáng sợ hơn cả đòn ròi. Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sống nhút nhát, cọc tính, thậm chí là bất hiếu với cha mẹ.
Ai trong chúng ta cũng đều có tính khi nóng nảy cả, nhưng chỉ khác là mức độ như thế nào, có thể kiểm soát tốt hay không, đặc biệt là khi đối mặt với con trẻ. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng trong quá trình dạy dỗ trẻ, chỉ cần không đánh đòn là được, mẹ la mắng trẻ không có gì sai cả. Nhưng tiếc thay, cha mẹ không biết rằng việc bạo lực bằng ngôn ngữ khiến trẻ chịu rất nhiều áp lực và sẽ để lại ám ảnh tâm lý dài lâu. Những đứa trẻ thường xuyên bị mẹ la mắng thường sống nhút nhát, cọc tính, thậm chí là bất hiếu. Kiểu mẹ hay la mắng con gián tiếp hủy hoại tương lai con cái. Giống như người mẹ dưới đây, khi bà nhận ra sai lầm của mình, thì mọi việc đã quá muộn.
Mẹ Xiailian thường xuyên la mắng cô bé bất kể là lúc bé ăn, hay lúc rửa bát, làm bài tập về nhà,... Xiailian rất tôn trọng mẹ và không dám cãi lời. Theo thời gian, v dần sống khép kín hơn. Cô bé ngày càng mệt mỏi và thấy chản nản vì nghĩ rằng không ai thích mình, kể cả mẹ mĩnh cũng vậy. Mãi cho đến Xiailian thường xuyên bị thức giấc vì gặp ác mộng và khóc ất nhiều. Người mẹ nhận thấy có vấn đề nghiêm trọng nên đưa con đến bác sĩ tâm thần. Bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến đứa trẻ bị ám ảnh tâm lý là vì bị mẹ la mắng thường xuyên. Bác sĩ đề nghị người mẹ phải dừng ngay cách dạy con kiểu này, bằng không tương lai của đứa trẻ có thể bị hủy hoại bởi mẹ.
Thực tế chứng minh, nếu hay la mắng trẻ, mẹ không những không nuôi được đứa con ngoan, giỏi giang mà ngược lại còn khiến trẻ trở nên thất bại trong cuộc sống vì 3 tính xấu dưới đây.
1. Nhút nhát
Cha mẹ thường la mắng con, con cái sợ hãi, chúng thiếu cảm giác an toàn và luôn luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi ở nhà. Lối sống quá áp lực này khiến trẻ vô cùng khó chịu. Theo thời gian, tính cách của trẻ sẽ thay đổi, trở nên nhút nhát, thậm chí là hèn nhát và mọi thứ đều phụ thuộc vào ánh mắt của cha mẹ.
Những đứa trẻ như vậy khi ra ngoài xã hội, thường không biết phản kháng và thậm chí chịu đựng sự bắt nạt của người khác mà không chống trả chút nào. Khi nhìn thấy điều này, cha mẹ liệu có hối hận vì bạo lực ngôn ngữ đối với con cái mình?
2. Cọc tính
Người ta thường nói "con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ", điều này không sai. Bởi vì bố mẹ là người mà trẻ gần gũi nhất, tính cách và thái độ của cha mẹ có tác động rất lớn đến trẻ. Chưa kể, trẻ cũng có tính bắt chước rất cao. Vì vậy, những điều trẻ thấy, những lời trẻ nghe sẽ khiến trẻ học theo ngôn ngữ và hành động của cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên la mắng trẻ, trẻ cũng sẽ dùng cách thức đó để giao tiếp với người khác. Điều này khiến trẻ dễ khó chịu, tính tình nóng nảy, hay bực dọc. Tin chắc rằng cha mẹ điều không muốn nhìn thấy con cái mình trở nên như thế.
3. Bất hiếu
Suy nghĩ của con trẻ rất đơn giản, chúng không hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Trẻ chỉ có thể cảm nhận thông qua hành động và lời nói của bố mẹ. Do đó, khi cha mẹ la mắng trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Điều này dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn và muốn xa lánh cha mẹ. Đây là bản năng của trẻ.
Trẻ em bị bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài thực sự rất khó hiếu thảo. Cha mẹ không nên phàn nàn về con cái trong tương lai nếu các con chẳng hiếu thảo với mình. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy suy xét lại bản thân, cách giáo dục con đã đúng hay chưa.
Cha mẹ có thể làm gì để tránh la mắng con?
Tác hại khi cha mẹ hay la mắng trẻ có thể không nhìn thấy trước mắt nhưng lại để lại hậu quả lâu dài. Sẽ không có cha mẹ nào muốn con mình trở nên nhút nhát, nóng tính hay là một đứa trẻ bất hiếu trong tương lai. Nhưng cha mẹ cũng không thể tránh khỏi những lần nóng nảy mà la mắng con cái vô tội vạ.
Việc la mắng trẻ không mang lại hiệu quả giáo dục vì không giúp trẻ ngoan ngoãn, vâng lời hơn mà chỉ khiến trẻ sợ hãi. Thay vào đó, giọng điệu nhẹ nhàng có thể kiểm soát được cơn nóng giận của bố mẹ, đồng thời có thể điều chỉnh hành vi của trẻ. Nói chung, lời nói nhẹ nhàng sẽ có uy lực hơn. Khi con trẻ sai phạm, cha mẹ nên chỉ ra trẻ sai ở đâu và cần làm gì để đạt kết quả tốt hơn, cải thiện hiện trạng,... Bằng cách đó, cha mẹ không cần la mắng nhưng trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn điều cha mẹ nói, không tái phạm.
Nguồn: QQ