Nấu cháo cho bé có cần nêm gia vị không là câu hỏi mà mẹ nào có con nhỏ cũng từng thắc mắc vì nếu nêm sai cách sẽ gây nhiều tác hại lên cơ thể trẻ.
Chỉ vì việc nấu cháo cho bé có cần nêm gia vị không mà đã xảy ra mâu thuẫn trong nhiều gia đình giữa mẹ chồng nàng dâu. Các bà thường nuôi con dựa trên kinh nghiệm, cho rằng nhạt toét thì trẻ nào muốn ăn. Nàng dâu thì nuôi con khoa học và theo hướng dẫn của bác sĩ. Hai quan điểm chăm trẻ đối nhau chan chát, dẫn đến 2 bên to tiếng tuy cùng xuất phát từ tình yêu với đứa trẻ.
Mới 1 tuổi, bé trai đã bị suy thận do thói quen nêm muối vào bát cháo ăn dặm
Thực ra, theo chuyên gia dinh dưỡng, để biết nấu cháo cho bé có cần nêm gia vị không, các mẹ phải xem bé nhà mình bao nhiêu tuổi.
Nguồn ảnh: Internet
- Nếu trẻ dưới 12 tháng, mẹ không cần nêm muối, mắm hoặc bất kỳ gia vị nào vào thức ăn cho bé. Nguyên nhân là thận của con giai đoạn này còn non nớt, nên mẹ nêm gia vị vào thức ăn của con sẽ không tốt cho thận. Hơn nữa, trong thực phẩm như bột ngũ cốc, hoa quả, rau, thịt, cá, trứng… đã có đủ lượng natri (muối) cần dùng cho bé rồi. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, cho trẻ ăn muối ở giai đoạn này dễ làm tổn thương não bộ của con. Mẹ cũng cần biết việc cho con ăn muối từ sớm, con quen với khẩu vị đó, lớn lên trẻ dễ ăn mặn trong khi thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: huyết áp, tim mạch; gây hại cho thận, dạ dày; làm yếu xương; thậm chí kích hoạt cơn hen suyễn....
- Nếu bé từ 1 - 2 tuổi, lượng muối mỗi ngày con cần chỉ khoảng 2 gram (tính tổng trên các loại gia vị mẹ dùng cho con vì có mẹ sẽ nêm thêm nước mắm).
Một số lưu ý khi nêm gia vị vào món ăn cho trẻ
Hạn chế nêm gia vị sẽ giúp con có thể thưởng thức và cảm nhận mùi vị gốc của thực phẩm.
Bột ngọt, hạt nêm là 2 loại gia vị tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ vì chứa nhiều glutamat gây hấp thụ canxi kém, cũng là nguyên nhân gây ức chế thần kinh làm trẻ co giật, đau đầu… Thay vào đó, bác sĩ khuyến khích mẹ nên tận dụng vị ngọt của rau củ, thịt… để tăng vị ngon cho món ăn.
Bình thường người lớn hay ăn mặn nên khi nêm nếm đồ ăn cho con, mẹ thấy nhạt hơn khẩu vị của mẹ nhiều lần là phù hợp với trẻ. Mẹ cũng có thể tránh dùng muối bằng cách thêm một ít phô mai để món ăn thêm đậm đà lại giàu dinh dưỡng.
Mẹ nên thêm dầu vào món ăn như dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương… để bổ sung chất béo có lợi cho bé, liều lượng không quá 1-2 thìa cà phê (5ml)/ ngày và không quá 4 ngày/ tuần.
Như vậy, từ những kiến thức bác sĩ cung cấp, mẹ có thể giúp bà hiểu được nấu cháo cho bé có cần nêm gia vị không.nhé.