Hộp sọ thai nhi bị bóp méo khi sinh thường được mô tả bằng hình ảnh 3D khiến nhiều người bất ngờ
Một đứa bé ra đời từ 9 tháng 10 ngày nhọc nhằn của mẹ. Nhưng quá trình sinh nở mới là thử thách cuối cùng của thời kỳ mang thai nên ông bà ta có câu ‘chửa đẻ - cửa mả’. Bao nhiêu nguy hiểm gần như dồn vào ‘công đoạn’ cuối cùng. Song, khi xem những hình ảnh 3D mô tả hộp sọ thai nhi bị bóp méo khi sinh thường mới cảm thấy hết sự kỳ diệu của tạo hóa. Từ cơ chế co giãn của ‘cửa ngõ’ sinh thường là âm đạo cho đến những điểm trũng giữa các khớp nối xương sọ ở thai nhi (còn gọi là thóp) có một mối tương quan đáng kinh ngạc giúp cho việc sinh nở thuận lợi.
Hình ảnh đầu em bé trước và sau khi chuyển dạ
Khi chụp cộng hưởng từ (MRI) trên 7 phụ nữ mang thai đang ở giữa tuần 36 và 39 của thai kỳ. Và hình ảnh ghi lại tại thời điểm cổ tử cung của thai phụ giãn hoàn toàn cho thấy hộp sọ bị bóp đáng kể. Điều đó cho thấy áp lực tác động lên đầu và não em bé nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Sở dĩ hộp sọ thai nhi bị bóp méo khi sinh thường cho vừa với ngả âm đạo vì xượng sọ thai nhi có thể thay đổi dưới áp lực do chưa hoàn thiện về cấu trúc. Mặt khác, như các mẹ biết, thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau, tạo nên đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Khi em bé chui ra ngoài, nhờ lớp màng sợi này mà đầu bé dễ thay đổi hinh dạng và kích thước giúp việc sinh nở dễ dàng.
Trong tất cả 7 thai nhi kể trên, có 5 em bé hộp sọ trở lại bình thường ngay sau sinh với biến dạng không đáng kể.
Vậy nên mẹ đừng lo lắng nếu thấy em bé vừa đẻ ra có khuôn đầu hơi méo hoặc hơi dài, không tròn như bình thường. Sự móp méo, biến dạng là do ảnh hưởng bởi quá trình sinh nở. Chỉ một thời gian sau, đầu em bé sẽ tròn trở lại thôi.
Theo nghiên cứu, các vùng thóp hay các vùng chưa khép kín trên hộp sọ thường sẽ liền lạc với nhau khi trẻ được 2 tuổi. Do đó, mẹ có thể quan sát thóp của bé sơ sinh để dự đoán một phần tình trạng sức khỏe của con.
Việc hộp sọ thai nhi bị bóp méo khi sinh thường là điều hoàn toàn bình thường. Việc này không hề liên quan đến việc thóp đóng sớm hay muộn. Nếu sau 2 tuổi mẹ thấy thóp phía trước của con vẫn còn thì cần đưa bé đi khám bác sĩ. Thóp đóng muộn có thể do con còi xương, chậm lớn hoặc não to bất thường… Nhưng nếu thóp đóng sớm quá cũng không tốt đâu mẹ vì nguyên nhân có thể do não hoặc xương đầu con cốt hóa sớm, mẹ bi phơi nhiễm X-quang thời gian dài làm cản trở não phát triển và giảm trí tuệ ở trẻ...
Nguồn bài và ảnh: livescience