Sau khi kiểm tra bác sĩ báo tin khiến cả nhà bị sốc, đứa trẻ bị bại não, đã qua thời điểm tốt nhất để điều trị.
Trẻ khi mới sinh bàn tay luôn nắm chặt tuy nhiên dần dần con sẽ mở ra, cử động các khớp ngón tay, cầm nắm đồ vật mỗi ngày càng linh hoạt hơn. Cho nên khi thấy cháu 6 tháng tuổi tay vẫn nắm chặt bà nội cho đi khám thì mới hay bại não.
Chỉ trách sự ỷ y, xem là chuyện thường của người lớn nên con đã không được điều trị kịp thời. Đây là một câu chuyện đáng tiếc em đọc được trên trang nước ngoài, chia sẻ lên đây để các mẹ chú ý hơn đến con nhỏ.
6 tháng tuổi tay vẫn nắm chặt, bác sĩ khám bảo bại não
Vô tình lướt điện thoại thì em đọc được câu chuyện về đứa bé 6 tháng tay nắm chặt đi khám bị bảo là bại não. Đứa trẻ lúc đầu sinh ra cũng bình thường, tay chân đủ ngón, ngũ quan kháu khỉnh, cả gia đình đều vui mừng lắm. Chỉ có một chuyện đó là tay của con nắm chặt mãi cứ như lúc mới sinh. Cả nhà nghĩ con còn nhỏ quá nên việc này là bình thường.
Ảnh: QQ
Nhưng đứa trẻ đã 6 tháng tuổi, bà nội càng nhìn càng thấy kỳ, bàn tay của cháu hiếm khi nới lỏng ra, cứ nắm chặt lại, các ngón tay không co duỗi hay bung xòe như con nhà người ta. Cuối cùng bà thuyết phục con trai con dâu đưa cháu đi khám.
Từ cái chuyện nhỏ xíu tưởng bình thường của cả nhà thì giờ đây biến thành tin sốc, thật sự không ai tin nổi, không ai đón nhận được. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đưa ra kết luận đứa bé bị bại não, nhưng đã quá muộn để điều trị, thời điểm tốt nhất để trị khỏi đã qua. Nguyên nhân khiến đứa bé luôn nắm chặt tay là do khi bị bại não, trẻ không điều khiển tốt các cử động tay, các khớp tay cũng không linh hoạt.
Bại não là căn bệnh vô cùng nguy hại đối với trẻ em, dễ để lại di chứng. Vì vậy, để tránh cho trẻ mắc phải căn bệnh này, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ảnh: daydaynews
Phòng tránh bại não cho trẻ sơ sinh
1. Ít ôm con hơn
Sau khi sinh con xong, nhiều bậc cha mẹ vì thương con quá nên luôn muốn ôm con vào lòng. Nhưng trên thực tế, hành vi này là sai. Khi còn nhỏ, xương của trẻ rất mỏng manh và chưa phát triển hoàn thiện, nếu thường xuyên bế, ôm sai tư thế sẽ gây áp lực lên cột sống và hộp sọ của trẻ.
Nếu để trong thời gian dài, sự phát triển thần kinh và não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi quá nhiều áp lực, trường hợp nặng có thể bị bại não. Vì vậy, cha mẹ nên nhớ rằng dù có thích con đến đâu thì cũng phải kiểm soát thời gian bế con mỗi ngày.
2. Trở đầu con thường xuyên
Sau khi trẻ ngủ say, cha mẹ nên thường xuyên lật người cho trẻ. Để tránh con ngủ cùng một tư thế trong một thời gian dài, gây nên đầu bẹp hoặc gây áp lực lên hộp sọ về một phía.
Ảnh: QQ
3. Đừng lắc trẻ
Nhiều người bế và lắc trẻ khi trẻ đang khóc hoặc dỗ con ngủ. Mặc dù điều này có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn, nhưng nó sẽ gây tổn thương cho não bộ của trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ ngủ gật trong lúc rung lắc thực ra là do trẻ chóng mặt khi bị rung lắc như vậy.
Tổn thương não là khó phục hồi nhất, một khi não của trẻ bị tổn thương, tương lai, hạnh phúc cuộc đời của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi chăm sóc con cái, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ bộ não mỏng manh của trẻ để trẻ lớn lên khỏe mạnh và có một cái đầu thông minh, linh hoạt.