Trí thông minh của trẻ là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, dinh dưỡng thai kỳ và sự rèn luyện của cha mẹ đóng vai trò quan trọng.
Ảnh minh họa: today.line
Các mẹ thường nghe trí thông minh của trẻ 70% do di truyền, 30% do các yếu tố khác. Vì vậy nhiều cha mẹ lo lắng mình không thông minh, con sinh ra cũng sẽ như vậy. Thực tế, các chuyên gia đã có những giải đáp cụ thể vấn đề này. Trí thông minh của trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố chứ không phải 1 hoặc 2 yếu tố. Cho dù IQ của cha mẹ thấp, IQ của con cái vẫn có thể cải thiện.
Tại sao bố mẹ thông minh có thể sinh ra đứa trẻ khờ khạo?
Các chuyên gia cho biết việc bé có thông minh hay không phụ thuộc vào cấu trúc của não. Cấu trúc của não đã được hình thành trong giai đoạn bào thai. Từ khi thụ thai đến khi sinh, ngoại vi của hộp sọ đã phát triển từ 0 đến 35 cm, từ sơ sinh đến 2 tuổi rưỡi là 15 cm và từ 2 đến khi trưởng thành thêm 5 cm. Có thể thấy rằng, bào thai là giai đoạn trí não trẻ phát triển nhanh nhất.
1. 3 tháng đầu
Trung bình, khoảng 80% các tế bào thần kinh trong não và tủy sống bắt đầu hình thành. Trung bình mỗi phút sẽ có 10.000 tế bào thần kinh được sản sinh trong não. Chúng nhanh chóng phát triển thành 3 phần, bao gồm não trước, não sau và não giữa.
Trong giai đoạn này, em bé vẫn còn rất nhỏ. Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng cao không cần thiết nhưng nếu thiếu protein và axit amin, nó sẽ gây chậm phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Nếu thiếu axit folic, có thể dễ dàng gây dị tật trong hệ thống thần kinh. Nếu thiếu kẽm có thể can thiệp vào sự phân chia tế bào thần kinh và gây biến dạng.
2. 3 tháng giữa
Đây được xem là giai đoạn não bộ thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ. Hàng triệu dây thần kinh đang phát triển, số lượng gần với người trưởng thành và các kết nối đang hình thành. Hàm lượng phospholipids và cholesterol trong não không ngừng tăng lên, tạo nền tảng cho sự phát triển chức năng não.
Protein là chất rất quan trọng cho não. Bà bầu cần bổ sung thêm 15g protein mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não thai nhi. Ngoài ra, chúng ta phải chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit béo để thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh của não.
3. 3 tháng cuối
Hàng tỷ tế bào thần kinh não đang hình thành, hệ thống thần kinh của não đang mở rộng ra mọi hướng và gập lại để tạo thành nhiều nếp hơn. Đầu trở nên to hơn và sẽ nặng hơn các phần khác.
Đồng thời, sự phát triển của vỏ não và myelin hóa được đẩy nhanh. Khi đó, nhu cầu về protein, canxi và sắt cũng được tăng lên. Các mẹ bầu cần bổ sung đúng cách để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, từ đó thúc đẩy sự phát triển não của thai nhi.
Phát triển trí thông mình bằng sự rèn luyện và nuôi dưỡng của cha mẹ
Cho dù trẻ thông minh do 70% di truyền và dinh dưỡng thai kỳ nhưng nếu không cha mẹ rèn và nuôi dưỡng, các tế bào não không được dùng và phát triển đúng cách, trẻ không thể trở nên thông minh.
Em bé ngay từ khi sinh ra sở hữu hàng trăm tỷ tế bào não. Tuy nhiên, chỉ những tế bào được dùng thường xuyên và nhận được nhiều sự kích thích lặp đi lặp mới có thể phát triển thành một hệ thống thần kinh não. Những tế bào não không được sử dụng thường xuyên có thể bị suy thoái.
Thị giác, thính giác, xúc giác, chuyển động, ngôn ngữ và chức năng vận động của tay là 6 con đường của não bộ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển của 6 khía cạnh này để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Dưới đây là một vài cách giúp phát triển trí thông minh cho trẻ, cha mẹ cần làm cho con.
- Cha mẹ thường xuyên nói chuyện, chạm, giúp bé tập nâng, lật người, bò, đứng, rèn sự linh hoạt cho tay bé. Đọc cho bé nghe, cho bé nhìn mọi thứ xung quanh,...
- Dinh dưỡng là nền tảng của trí thông minh. Sau khi sinh, mẹ cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt. Sau 6 tháng, mẹ hãy cho bé ăn dặm kịp thời để đảm bảo đủ dinh dưỡng để bé không bị kém phát triển do thiếu một số dinh dưỡng nhất định.
- Ngủ đủ và sâu giấc có lợi cho sự phát triển của các tế bào não, giúp phát triển não bộ nhiều hơn trong khi ngủ.
Tóm lại, trí thông minh của trẻ là sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng thai kỳ và sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi cha mẹ, môi trường xung quanh,... cũng sẽ đóng một vai trò nhất định. Vì vậy, muốn em bé thông minh, các bà mẹ cần chăm sóc tốt trong thai kỳ và sau sinh.
Nguồn: Sohu