Kể cả những bà mẹ giàu kinh nghiệm nhất cũng không thể lường trước em bé của mình sẽ bị nghẹn sữa, đe dọa đến tính mạng trẻ.

hình ảnh

Chia sẻ đầy ám ảnh của người mẹ có con nhỏ (Nguồn https://www.amarinbabyandkids.com/health/choking-milk-pneumonia/)

Một người mẹ vừa may mắn giữ được đứa con 3 tháng nghẹn sữa, sốt co giật của mình qua cơn nguy kịch đã chia sẻ câu chuyện của mình nhằm cảnh báo các bà mẹ khác về mối nguy hiểm mà gia đình chị vừa trải qua. Và nếu bé đã từng bị nhiễm trùng phổi thì đừng để con sốt co giật vì tình trạng sau này sẽ càng nặng nền hơn. Đoạn chia sẻ nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ có nội dung như sau:

“Con tôi bị sốt từ sáng, tôi và chồng đã thay phiên nhau lau người bé suốt ngày, cơn sốt có lúc đã hạ xuống, nhưng đến tối nó lại lên đến 39 độ. Chúng tôi lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhà. Bác sĩ kiểm tra và nói rằng bé chỉ sốt thông thường, dặn dò chúng tôi lau người cho bé và cho uống thuốc hạ sốt”.

Tuy nhiên, ngay khi trở về nhà chưa đầy 10 phút thì cặp vợ chồng phát hiện tình trạng con gái còn tệ hơn. Cô bé run lẩy bẩy như cảm lạnh, đôi mắt đờ đẫn. Lần này người chồng đã đưa vợ và con đến một bệnh viện khác để kiểm tra. Tại đây, em bé được kiểm tra phổi, chụp X quang. Kết quả là bé sốt co giật, nhiễm trùng phổi do nghẹn sữa. Điều này không dễ dàng phát hiện khi các bác sĩ rất hạn chế chụp X quang cho trẻ sơ sinh.

Em bé 3 tháng được lấy dịch tủy sống để kiểm tra tình trạng viêm và xem niêm mạc có vấn đề gỉ không, hút đờm và xịt thuốc sau mỗi 4 giờ. Các bác sĩ khuyên khi trẻ có dấu hiệu sốt co giật thì tình trạng rất khẩn cấp và nó sẽ lặp đi lặp lại nếu không can thiệp sớm.

hình ảnh

Sặc sữa, nghẹn sữa là tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh (Nguồn https://youaremom.com/babies/baby-chokes-on-milk/)

May mắn là em bé đã qua cơn nguy kịch và được trở về nhà. Trẻ rất dể bị viêm phổi, đặc biệt là các trường hợp sặc sữa, nghẹn sữa mà cho mẹ không thể thấy được. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Một trong những triệu chứng của trẻ bị nhiễm trùng phổi, nếu là do virus, thường có triệu chứng cúm được thực hiện 2-3 ngày trước đó, chẳng hạn như sốt, nhầy, ho, đờm, sau đó là triệu chứng khó thở, thở nhanh. Nếu bị nhẹ thì những triệu chứng này sẽ giảm dần vài ngày sau. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao, co giật thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện có uy tín ngay. Ngoài ra, cần chú ý khi cho trẻ sơ sinh bé. Trường hợp nghẹn sữa xảy ra khi bé ngậm vào miệng chứ không phải nuốt mỗi lần bú, làm cho sữa thừa chảy vào đường thở và chặn lối vào của không khí. Điều này có thể dẫn đến nghẹt thở. Mặc dù cơ thể có một hệ thống để loại bỏ các hạt thức ăn bị nghẹn qua miệng và mũi. Tuy nhiên, nếu hệ thống ngăn chặn và loại bỏ các hạt thức ăn không hoạt động, làm cho sữa hoặc thức ăn tràn vào phổi thì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng viêm phổi. Và một số em bé có thể bị ngạt thở do các mảnh vụn thức ăn chặn lại.

hình ảnh

Khi cho con bú mẹ hay bú bình, phụ huynh cũng cần lưu ý để tránh cho bé bị sặc sữa, nghẹn sữa (Nguồn https://allmomsclub.blogspot.com/2018/02/4.html?view=classic)

Ngay cả những bậc cha mẹ giàu kinh nghiệm cũng gặp khó khăn trong việc chăm con, đặc biệt là những tình huống bất ngờ như người mẹ đã cảnh báo các phụ huynh khác về bé 3 tháng nghẹn sữa, nhiễm trùng phổi. Nếu bú mẹ, cần chú ý là miệng trẻ ngậm bắt vú thì môi dưới hướng ra ngoài, núm vú phải hoàn toàn trong miệng, lưỡi chụm quanh đầu vú, má chụm tròn, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới; đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân trẻ sát người mẹ, toàn bộ người trẻ được nâng đỡ. Nếu bé bú bình thì đặt bé nằm nghiêng, hoặc bế bé thoải mái với phần đầu và gáy dựa vào cánh tay của mẹ. Khi cho bé bú phải dốc bình lên sao cho sữa lúc nào cũng ngập đầy núm ty, bong bóng không khí không xuất hiện trong bình sữa.

https://www.amarinbabyandkids.com/health/choking-milk-pneumonia/