Trước khi vào viện 3 giờ, em bé có hiện tượng chảy nước mũi nhiều. Gia đình đã tự rửa mũi cho bệnh nhi bằng cách dùng xi lanh y tế hút 20ml dung dịch nước muối sinh lý rồi bơm trực tiếp vào mũi.
Điều mà cha mẹ luôn lo lắng khi có con nhỏ là trẻ hay thở khò khè, mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi vậy giờ em thấy nhà nhà đè con ra rửa mũi. Bị nặng thì sáng trưa chiều gì cũng rửa, không bị gì hết thì 1 ngày 1 lần rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé để …. phòng ngừa trước. Mà mấy chuyện này theo em nghĩ là nên để cho nhân viên y tế, người có kiến thức thực hiện. Đã từng có trường hợp bé ngừng thở khi được người nhà rửa mũi, đó là chưa kể đến một vấn đề nghiêm trọng hơn là nhầm lẫn các lọ dung dịch, gây nguy hiểm cho trẻ.
Một thời gian MXH tràn ngập các clip mẹ khoe rửa mũi để bảo vệ sức khỏe con
Mới đây, theo VTV, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 12 tháng là bé P.D.K, trú tại TP Hòa Bình, bị nhỏ nhầm cồn vào mũi.
Người nhà cho biết: Trước vào viện 3 giờ, do thấy bé có hiện tượng chảy nước mũi nhiều nên gia đình đã tự rửa mũi cho bệnh nhi bằng cách dùng xi lanh y tế hút 20ml dung dịch nước muối sinh lý rồi bơm trực tiếp vào mũi, số lượng khoảng 20ml.
Tuy nhiên, sau bơm rửa, trẻ quấy khóc nhiều bất thường, người nhà kiểm tra lại mới phát hiện đã bơm nhầm dung dịch cồn 90 độ, thay vì rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Gia đình nhanh chóng rửa lại mũi bằng nước sạch rồi chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng chảy nước mũi nhiều, mũi 2 bên đỏ, ho nhiều, bỏ ăn, bỏ bú. Lúc này đã 3 tiếng trôi qua sau khi cháu bé bị nhỏ mũi nhầm bằng cồn.
Dùng xi lanh bơm trực tiếp nước muối vào mũi trẻ có thể gây tổn thương niêm mạc mũi nhiều hơn
Sau thăm khám, bác sĩ kết luận trẻ bị viêm phổi, men gan tăng nhẹ. Sau 6 ngày điều trị theo phác đồ, hiện em bé đã qua cơn nguy kịch, sức khoẻ ổn định, đang theo dõi. Việc rửa nhầm cồn vào mũi trẻ vô cùng nguy hiểm, có thể gây bỏng niêm mạc mũi tại chỗ, gây viêm phổi, ngộ độc cồn nếu hít lượng cồn lớn. Các mẹ tưởng tượng mình là người lớn mà nhỏ cồn vào mũi đã khó chịu, huống chi là em bé mới có 12 tháng. Mà không thể nào hiểu được việc nhầm lẫn giữa nước muối sinh lý và cồn luôn đó các mẹ. Em chẳng biết nhà khác thế nào chứ những thứ như cồn, xăng, dầu lửa … hầu như là ở nhà em không dùng và cũng không tích trữ. Chẳng hiểu người nhà làm thế nào có thể bất cẩn như vậy.
Đến nay, bé P.D.K đã ổn định và chuẩn bị được ra viện
Ngoài ra, em đọc trên Vietnamnet thì từ trường hợp rửa mũi cho bé bị nhầm từ nước muối sinh lý sang cồn này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên tự ý thực hiện ở nhà. Việc dùng xi lanh bơm trực tiếp nước muối để rửa mũi cho trẻ có tạo áp lực cao gây tổn thương niêm mạc mũi nhiều hơn, viêm ngược lên tai giữa, bên cạnh đó đó đầu xi lanh còn có thể gây chảy máu, trầy xước niêm mạc mũi trẻ. Hôm trước có em bé chưa được 3 tháng ở Bắc Giang đã ngừng thở sau khi được rửa mũi, may mà chạy viện cứu kịp.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng tiếp nhận trường hợp bị ngừng thở do tự ý rửa mũi, một số trường hợp khác bị co thắt thanh, khí quản khiến trẻ khó thở cấp tính, thiếu oxy nghiêm trọng do nước mũi tràn vào thanh quản, khí quản. Nhiều trẻ sau những tai nạn sẽ bị sang chấn tâm lý, sợ hãi mỗi khi bị rửa mũi. Cha mẹ thấy con khò khè, sỗ mũi 2,3 ngày không dứt thì tốt nhất là nên đi khám chứ đừng tự ý rửa mũi. Các trường hợp mà đè con ra rửa mũi hàng ngày như 1 cách vệ sinh thì em nghĩ cũng thôi luôn các mẹ ạ. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi. Nếu mất đi lớp chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, khi ấy niêm mạc mũi sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn tụ lại ở mũi họng khiến trẻ nghẹt mũi, hay thở khò khè và ho, thậm chí dễ gây viêm nhiễm mãn tín