Thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi độ tuổi dưới 5 tuổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Khi mức sống đã có nhiều thay đổi thì người ta chú trọng đến việc chăm sóc dinh dưỡng, chiều cao của con nhiều hơn. Đặc biệt nhiều mẹ đã đầu tư chiều cao cho con từ nhỏ. Tuy vậy có nhiều thói quen trong ăn uống vẫn được “kế thừa” từ thế hệ này sang thế hệ khác, dẫn đến một tình trạng đáng báo động hiện nay là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi lại có 1 bé suy dinh dưỡng, thấp còi đó các mẹ.

Theo Tuổi Trẻ, GS-TS-BS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam thì nước ta hiện vẫn thuộc nhóm những quốc gia đang phát triển và phải đương đầu với tỉ lệ trẻ em thấp còi khá cao.

Thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho thấy tỉ lệ trẻ SDD thể thấp còi độ tuổi dưới 5 tuổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thấp còi. Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt, ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng khó khăn về tỉ lệ SDD, thấp còi ở trẻ. Trong đó, miền núi phía Bắc là 28,4%, Tây Nguyên là 32,7% và miền Trung là 25,4% trẻ em SDD. Đây là những con số đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ khi cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi lại có 1 trẻ suy dinh dưỡng.

hình ảnh

Nhiều gia định cho con xem ti vi, ra công viên chơi để ép trẻ ăn nhiều, nhưng lại không đúng cách

Nhiều nghiên cứu xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Theo Tổ chức UNICEF tại Việt Nam, sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn.

Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi còn ở mức cao. Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng chú ý, tất cả các cơ quan của trẻ đều giảm phát triển, như hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Mấy chục năm qua, chiều cao của người Việt mới chỉ cải thiện được vài cm…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ví dụ như tại gia đình, nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức, thực hành dinh dưỡng. Theo thống kê, hiện có tới 57% người Việt Nam ăn thiếu rau, thừa muối, thừa bia rượu…

hình ảnh

Theo UNICEF, ở Việt Nam, phụ nữ và trẻ nhỏ đang chịu nhiều gánh nặng về suy dinh dưỡng. Cụ thể là, hiện có tới 10,3% phụ nữ bị nhẹ cân; 23,9% có tầm vóc thấp bé; 25,5% thiếu máu.. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên đáng kể dẫn tới 33% bị thiếu máu, 80% bị thiếu kẽm… Những phụ nữ khi mang thai mà nhẹ cân hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng, các em bé sinh ra có nguy cơ t.ử vong cao hơn, dễ mắc bệnh, bị thấp còi, suy giảm trí tuệ và sau này dễ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,…  Còn đối với trẻ em, tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi tăng cao nhanh chóng khi trẻ đến giai đoạn 6 tháng tuổi. Do lúc này sữa mẹ không thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, protein, vitamin, khoáng chất. Trong khi đó việc cho trẻ ăn bổ sung lại không được chú ý đầy đủ hoặc thực hiện không hợp lý,…

hình ảnh

Các thế hệ trước vẫn giữ thói quen nêm nếm thức ăn cho trẻ mặn mà y như người lớn

Do đó để nâng cao tầm vóc của trẻ, người mẹ phải ăn đủ và ăn đúng trong quá trình mang thai. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm thì tập ăn từ mềm tới thô, chọn lựa thực phẩm tươi và theo mùa, cân đối tháp dinh dưỡng. Ngoài ra để khắc phục tình trạng cứ 4 trẻ Việt dưới 5 tuổi lại có 1 bé suy dinh dưỡng thì các bà, các mẹ phải tuyệt đối loại bỏ hoàn toàn 5 thói quen đã ăn sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là

- Cho con đi ăn rong;

- Cho bé ăn vặt, ăn ngọt trước bữa chính;

- Nêm nếm thức ăn của trẻ đậm đà y như người lớn;

- Không tập cho trẻ ăn rau;

- Ép con ăn (thực chất là vỗ béo) dẫn đến việc bé chán ăn, sợ ngồi vào bàn ăn…

TH