Những bà mẹ mới sinh sẽ khó để biết khi nào con đói bởi vì em bé còn quá nhỏ để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mà chỉ biết khóc, la hét,...
Các mẹ sinh con đầu lòng thường gặp vấn đề với việc cho con bú. Các mẹ thường khó biết khi nào con đói để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bé. Các con còn quá nhỏ để có thể nói cho mẹ biết, bé chỉ có thể giao tiếp với mẹ bằng tiếng khóc, la hét hay cử chỉ. Các mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng 9 dấu hiệu con đói dưới đây.
1. Trẻ thường khóc vì đói
Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, em bé sẽ có xu hướng khóc vì đói. Trẻ sẽ đói và khóc cứ sau 2-3 giờ bú mẹ, đó là điều bình thường. Bởi vì các bé bú sữa mẹ sẽ dễ tiêu hóa nên nhanh đói hơn.
Nhưng một số trẻ khác có thể khóc sau mỗi giờ. Khi khóc vì đói, em bé còn có các cử chỉ, hành động như há miệng, liếm môi hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng để mút.
2. Mẹ có phải thường xuyên cho con bú?
Mẹ có thể thường xuyên cho con bú. Thông thường khoảng 8-12 lần một ngày đối với các bé mới sinh vì sữa mẹ dễ tiêu hóa khiến trẻ thường xuyên bị đói. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ bú sữa mẹ cứ sau 1-2 giờ. Khi trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, bé sẽ ngủ lâu hơn, mẹ nên cho bé bú đủ sữa hoặc cho con bú khi đói.
3. 9 dấu hiệu nhận biết con đã đói lắm rồi
Bàn về vấn đề dấu hiệu bé sơ sinh đòi bú, các chuyên gia cho biết tiếng khóc của bé là dấu hiệu cuối cùng nhận biết bé đã rất đói. Trước khi khóc, bé sơ sinh thường có một vài cử chỉ, hành động sau:
1. Há miệng, quay mặt về phía ngực mẹ
2. Liếm môi hoặc tạo ra âm thanh như tiếng mút sữa
3. Mút bàn tay, ngón tay, ngón chân hoặc đồ chơi
4. Cong hai tay và chân. Tay bé quơ vào ngực mẹ, hơi thở nhanh. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng trước khi trẻ cất tiếng khóc.
Dưới đây là hình ảnh dấu hiệu trẻ sơ sinh đói. Các mẹ sẽ thấy rằng các bé có nhiều hành động, cử chỉ trước khi bé cất tiếng khóc. 9 dấu hiệu được chia thành 3 cấp độ.
Dấu hiệu sớm: "Con đói"
- Cựa quậy
- Há miệng
- Quay đầu về phía núm vú
Dấu hiệu: "Con thực sự đói"
Nếu mẹ không nhìn thấy hoặc bỏ qua những dấu hiệu sớm, các mẹ có thể biết bé thực sự đang đói bằng các dấu hiệu sau:
- Duỗi tay, nắm tay
Dấu hiệu muộn: "Con rất đói"
Khóc là dấu hiệu cuối cùng cho thấy bé đang rất đói. Khi thấy bé có các hành động sau đây, các mẹ cần phải xoa dịu để bé bình tĩnh trước khi cho con bú sữa.
- Khóc
- Chuyển động cơ thể liên tục
- Khóc thét đỏ mặt
Phương pháp cho con bú trong trường hợp bé khóc nhiều như thế này, các mẹ cần phải xoa dịu, giúp bé bình tĩnh trở lại. Sau đó, mẹ bế bé vào người, đưa đầu ti cho bé ngậm. Tuy nhiên ở những lần sau, mẹ cần phải quan sát các dấu hiệu bé đói và ngay lập tức cho con bú trước khi bé cáu kỉnh, la hét. Bởi vì điều đó có thể tạo hành vi xấu cho trẻ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé.
Tuy nhiên, có một số bé cũng sẽ im lặng khi đói và chờ mẹ cho bú hoặc sẽ có một giấc ngủ ngắn. Nhưng khi thức dậy, nếu không được cho bú ngay, bé có thể la hét. Các bà mẹ cần phải nhận ra cảm xúc của con mình và tìm hiểu nhu cầu của bé. Nếu 3-4 giờ, bé không đói. Mẹ cần phải đánh thức trẻ dậy để cho bé bú sữa. Nếu các triệu chứng vẫn còn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Dấu hiệu bé đã no
- Bé không còn hứng thú với việc bú mẹ nữa
- Ngừng đưa miệng để ngậm ti mẹ
- Bắt đầu thư giãn, bình tĩnh và thường thiếp ngủ đi
Đối với các bé lớn hơn, không phải lúc nào trẻ khóc cũng là dấu hiệu bé đang đói. Đôi khi, trẻ khóc có thể vì sốc, gặp ác mộng hoặc bị giật mình vì tiếng ồn xung quanh,... Nhưng các mẹ có thể quan sát từ các triệu chứng của trẻ để biết tiếng khóc của con là muốn giao tiếp điều gì với mẹ nhé.
Nguồn: amarinbabyandkids