Nuôi dạy con thành người tử tế không thể tách rời khỏi sự giáo dục của cha mẹ và những thói quen tốt hàng ngày.
Ảnh minh họa: Hk01
Có câu “lương thiện khó hơn thông minh”. Bởi vì thông minh là một loại tài năng trong khi lương thiện lại là một sự lựa chọn. Nhưng người xưa cũng có câu “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Một đứa trẻ sinh ra vốn rất thiện, còn việc con sau này trở thành người tốt hay kẻ xấu phần lớn là cách dưỡng dục của cha mẹ. Để dạy con thành người tử tế có rất nhiều cách. Phát triển 6 thói quen dưới đây là cách để nuôi dưỡng lòng tốt và đánh thức lòng trắc ẩn ở trẻ. Những thói quen đơn giản hàng ngày những có thể tạo nên khác biêt lớn. Những giá trị đúc kết thông qua những thói quen này trong thời thơ ấu giúp con biết sống có giá trị hơn, sẵn sàng trao đi sự tử tế.
1. Khen ngợi hành động tốt của con
Thường xuyên nói với con những cụm từ dưới đây trong những trường hợp cụ thế và bằng sự chân thành nhất, cha mẹ có thể khuyến khích con sống tử tế, biết giúp đỡ mọi người.
- Con là một đứa trẻ tuyệt vời
- Lòng tốt của con khiến mẹ tự hào
- Lòng tốt của con tạo nên sự khác biệt
- Con đã rất can đảm để lựa chọn sống tốt
- Mẹ tự hào khi con đối xử với người khác bằng lòng trắc ẩn và sự tôn trọng
- Con là người giải quyết vấn đề rất tốt. Theo con chúng ta nên làm điều này như thế nào?
- Mẹ ấn tượng về cách con đã làm việc chăm chỉ.
2. Hãy hỏi con mỗi ngày
Dành thời gian mỗi ngày để hỏi con "Hôm nay con đã giúp ai chưa?" và "Ai đã giúp con?" Bằng cách chia sẻ hành động tử tế của mình mỗi ngày, con bạn sẽ bắt đầu theo dõi cách chúng có thể giúp đỡ người khác để có một câu chuyện tử tế để chia sẻ với bố mẹ.
3. Tập thể dục mỗi ngày
Tập luyện cũng là một trong những thói quen nuôi dưỡng sự tử tế ở trẻ. Tập luyện có những lợi ích tuyệt vời đối với thể chất và tâm lý. Dành khoảng nửa giờ mỗi ngày sau buổi tối để đi dạo, chơi bóng đá, nhảy,… để giải tỏa căng thẳng trong ngày. Khoảnh khắc vui vẻ giúp mọi người sẵn sàng chia sẻ lòng trắc ẩn vào ngày mai.
4. Cho con cơ hội tham gia tình nguyện
Tham gia một chương trình tình nguyện mang lại cho trẻ cảm giác mạnh mẽ vì chúng là người giúp đỡ. Khi nhận thấy vấn đề, thay vì chờ đợi, con sẽ có xu hướng tự tìm giải pháp. Trẻ có sự can đảm để đứng lên bảo vệ người khác khi có xung đột xã hội .
5. Tìm một câu chuyện tốt đẹp để chia sẻ mỗi ngày
Trước nhiều tin tực tiêu cực, câu chuyện thời sự đáng báo động, nhiều người bắt đầu suy sụp về mặt cảm xúc đến nỗi luôn có sự hoài nghi và cảm thấy thất vọng. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng một người càng tiếp xúc với nhiều tin tiêu cực, họ càng ít có khả năng nói lên chính kiến hoặc hành động để cải thiện thế giới xung quanh.
Tạo thói quen chia sẻ một câu chuyện tốt đẹp về niềm hy vọng và lòng can đảm giúp trẻ có cảm hứng để làm việc tốt, tạo ra sự thay đổi tốt hơn cho những người xung quanh.
6. Phát triển thói quen đọc sách
Đọc là một trong những thói quen nuôi dưỡng sự tử tế cho trẻ. Sách vở chính là “công cụ” để trẻ phát triển sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự hiểu biết sâu sắc về thế giới của người khác. Cha mẹ hãy chọn cho con những quyển sách giàu tính nhân văn, những câu chuyện về lòng tốt phù hợp với độ tuổi của con.
Để dạy con trở thành đứa trẻ tử tế, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con. Bởi vì con trẻ sẽ học được những điều tử tế thông qua những hành động của chính cha mẹ và những người gần gữi con nhất.
Nguồn: Motherly