Mẹ cần chú ý thật kỹ từng thời kỳ, tránh cột sống con bị cong vẹo, phát triển không hoàn thiện.
Cột sống của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện khi mới sinh ra và cần một quá trình phát triển lâu dài để đạt đến hình dạng của người lớn. Các mẹ cần chú ý 3 thời kỳ quan trọng phát triển cột sống của trẻ trước 1 tuổi, tránh vô tình bế con sai cách khiến cột sống con cong vẹo.
3 thời kỳ quan trọng phát triển cột sống trẻ sơ sinh
1. Giai đoạn 0 – 3 tháng
Trẻ sơ sinh được khoảng 3 tháng tuổi sẽ ngóc đầu lên, lúc này hình thành đường cong cổ lồi về phía trước vĩnh viễn để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân đối, đây cũng là giai đoạn vàng đầu tiên của sự phát triển cột sống. Giai đoạn này không nên cho trẻ nằm gối.
Ảnh: sohu
2. Trẻ 6 tháng
Cơ bản bé đã có thể ngồi độc lập khi được 6 tháng tuổi, đây là thời kỳ vàng thứ 2 của sự phát triển cột sống. Để bảo vệ sự phát triển cột sống của bé không bị ảnh hưởng, cha mẹ có thể bế bé theo tư thế ngồi để tránh gây áp lực lên cột sống, thắt lưng của bé và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cột sống.
3. Khoảng 1 tuổi
Khi trẻ khoảng 1 tuổi, trẻ có thể tập đi, đây là thời kỳ vàng thứ ba trong quá trình phát triển cột sống của trẻ, dần định hình theo dáng cột sống của người lớn. Giai đoạn này các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý tướng đi, dáng ngồi của con vì cột sống của bé vẫn đang tiếp tục định hình, phải đến 6-7 tuổi mới phát triển hoàn thiện.
Cha mẹ nên giúp con phát triển tốt cột sống
1. Đừng bế con quá lâu
Khi trẻ còn sơ sinh, nếu cha mẹ thường xuyên bế trẻ trên tay, lâu ngày lưng trẻ sẽ bị cong và không thể thực hiện các hoạt động co duỗi bình thường, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của trẻ. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên tránh ôm bế con trong thời gian dài.
Ảnh: sohu
2. Không ép con tập đi sớm
Không ép con tập đi quá sớm, trước khi trẻ được 5 tuổi, không nên cho trẻ đi bộ lâu vì sức vận động của trẻ không tốt bằng người lớn, đi bộ lâu có thể ảnh hưởng đến dáng chân, dáng đứng và chiều cao của trẻ…
Chủ yếu do phần trên của trẻ chịu nhiều áp lực, tập trung vào cột sống và chân. Nếu cột sống và chân phải chịu áp lực quá mức sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.
3. Không để bé ngồi lâu
Cho trẻ ngồi lâu sẽ gây áp lực lên cột sống, vì trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, cột sống của trẻ sẽ có sự thay đổi độ cong mới, nếu không chú ý, cột sống sẽ có vấn đề.
Ảnh: daydaynews
Ngoài ra, trẻ cần được hình thành tư thế ngồi đúng từ khi còn nhỏ, nếu không sự phát triển cột sống của trẻ sẽ bị hạn chế và chiều cao của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
4. Quan sát cơ thể của trẻ
Tư thế của trẻ liên quan đến sự phát triển của cột sống. Ngoài 3 thời kỳ vàng ở trên thì từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, tư thế đứng, ngồi không tốt có thể gây ra những bất thường về cột sống. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát các biểu hiện khác nhau của bé và kịp thời giúp con chỉnh tư thế đúng.