Bức xạ từ điện thoại không làm tổn thương thai nhi như nhiều người vẫn nghĩ, kết luận được đưa ra sau 2 thập kỷ nghiên cứu của WHO.

hình ảnh

Bức xạ có mặt khắp nơi trong cuộc sống và điện thoại di động là một trong những nguồn phát ra bức xạ. Nhiều người sẽ nghe nói rằng "chơi điện thoại quá nhiềudẫn đến sẩy thai, dị tật thai nhi và phá thai". Những thông tin phóng đại về tác hại của bức xạ điện thoại dấy lên nỗi lo lắng của các mẹ bầu trước việc sử dụng điện thoại di động. Sự thật thì bức xạ điện thoại có gây tổn thương đến thai nhi hay không?

Bức xạ điện thoại có gây sẩy thai trong 3 tháng đầu và làm tăng khả năng gây dị tật thai?

Bức xạ được chia thành 2 loại là bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hóa.

- Bức xạ ion hóa: Là các tia cực tím, tia vũ trụ hoặc tia X, CT,..,được phát ra từ một nguồn. Đối với loại bức xạ này, nếu vượt quá một lượng nhất định có thể gây tổn thương DNA, gây đột biến gen và có nguy cơ gây ung thư.

Chúng ta thường tiếp xúc với loại bức xạ này thông qua kiểm tra y tế bằng tia X chẳng hạn như X-quang, CT, xạ trị,...Tuy nhiên, liều bức xạ của các xét nghiệm y tế này cũng nằm trong ngưỡng an toàn và được kiểm soát bởi các chuyên gia, vì vậy không cần phải lo lắng về các xét nghiệm này sẽ gây hại cho cơ thể.

- Bức xạ không ion hóa: Có liều lượng tương đối thấp, không đủ để phá hủy DNA. Về lý thuyết không có nguy cơ gây ung thư và chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng gây hại cho con người.

hình ảnh

Bức xạ này được tạo ra bởi tia hồng ngoại, lò vi sóng, thiết bị gia dụng, sản phẩm điện tử,... Điện thoại di động chúng ta dùng hàng ngày chính là nguồn phát ra tia bức xạ không ion hóa.

Từ nguyên lý bức xạ, điện thoại di động là bức xạ không ion hóa, với năng lượng thấp, sẽ không làm hỏng cấu trúc phân tử trong cơ thể và nói chung bức xạ từ điện thoại sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể.

WHO: Bức xạ điện thoại không làm tổn thương con người

Từ dữ liệu do WHO công bố, trong 2 thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá liệu điện thoại di động có gây ra rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe hay không.

Cho đến nay, các chuyên gia xác định không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do sử dụng điện thoại di động. Do đó, mặc dù điện thoại di động có bức xạ, nhưng nó không làm tổn thương con người.

Thực tế, bức xạ có khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Hằng ngày chúng ta có tiếp xúc với bức xạ tự nhiên từ đất, nước, không khí và các tia vũ trụ mỗi ngày.

Trung bình, 80% liều bức xạ nền hàng năm mà 1 người nhận được là do các nguồn bức xạ tự nhiên từ mặt đất và nguồn bức xạ vũ trụ.

Miễn là chúng ta còn sống trên trái đất, chúng ta sẽ vẫn còn tiếp xúc với tất cả các loại bức xạ. Nhưng đừng lo lắng, bức xạ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày nằm trong ngưỡng an toànvà thường không gây hại cho cơ thể con người.

Bức xạ ion hóa sẽ gây sẩy thai

Tiếp xúc với bức xạ trong thời gian mang thai gây bất lợi cho thai kỳ, chẳng hạn như sẩy thai, con sinh ra nhẹ cận vàdị tật bẩm sinh.

Trong quá trình phát triển của thai nhi nếu thai nhi bị tổn thương bởi chất độc, hóa trị hoặc xạ trị có khả năng bị suy giảm khả năng sinh sản sau này.

Kết quả dữ liệu các trường hợp được báo cáo về tác động của bức xạ ion hóa đến sự phát triển của thai nhi cho thấy, bức xạ ion hóa có thể gây ra những hậu quả tiềm ẩn như sẩy thai, thai lưu, dị dạng, sự tăng trưởng hoặc phát triển bất thường, gây đột biến và gây ung thư.

Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tuổi thai, liều bức xạ

hình ảnh

Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tuổi thai và liều bức xạ mà thai nhi hấp thụ.

Tiếp xúc bức xạ ở liều thấp có thể gây tổn thương các tế bào của thai nhi nhưng có thể được chữa trị thông qua mộ số quy trình sinh lý.

Tiếp xúc bức xạ ở liều lượng cao có thể cản trở sự phát triển của các tế bào và thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong.

Theo dữ liệu của Hiệp hội bác sĩ sản khoa Hoa Kỳ, ngưỡng liều tác động tối thiểu là 50 mGy và ngưỡng an toàn là dưới 50 mGy.

Hiện nay, các rủi ro sinh sản do bức xạ không ion hóa (được phát ra từ máy tính, lò vi sóng, dây điện, điện thoại di động, thiết bị gia dụng, tấm sưởi, thiết bị an ninh sân bay, ...) cũng được nghiên cứu rộng rãi.

Cả nhóm chuyên gia của Đại học Oak Ridge United và Hội đồng Khoa học Quốc gia đều kết luận rằng nguy cơ sinh sản do bức xạ không ion hóa là rất tối thiểu hoặc không tồn tại.

Tóm lại, bức xạ không ion hóa không gây sẩy thai. Điện thoại di động là nguồn bức xạ không ion hóa và nó có ít hoặc không có khả năng gây tổn thương đến thai nhi. Vậy nên, bà bầu vẫn có thể dùng điện thoại khi mang thai.

Mặc dù bức xạ điện thoại không gây tổn hại cơ thể và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng việc cúi người nhìn màn hình trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, tăng áp lực cuộc sống và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,... Vì vậy, mẹ bầu cần biết kiểm soát thời lượng dùng điện thoại, không được lạm dụng nhé!

Các mẹ có ý kiến gì về vấn đề này, hãy cùng tham gia thảo luận dưới đây nhé ạ! 

Nguồn: https://new.qq.com/omn/20200215/20200215A0E41000.html