Ngoài yếu tố di truyền, nếu mẹ nắm bắt tốt 2 giai đoạn mấu chốt sẽ dạy được con thông minh, kích thích trí não phát triển.

Nhiều người nghĩ con thông minh sáng dạ là do di truyền, điều này chỉ đúng một phần, phần còn lại còn do dạy dỗ và rèn luyện. Đứa trẻ sinh ra không thể chọn cha mẹ, cũng không thể bắt cha mẹ trung bình sinh ra con hạng ưu, nhưng dạy dỗ con thì cha mẹ nào cũng có thể cố gắng.

Nắm được 2 giai đoạn mấu chốt phát triển IQ cho con, cha mẹ sẽ dạy được những đứa con thông minh chẳng kém gì con nhà người ta.

Khai sáng trước 3 tuổi

Các nghiên cứu của khoa học về não bộ cho thấy não bộ của trẻ sinh ra có 100 tỷ tế bào thần kinh và 5 tỷ khớp thần kinh. Não nặng khoảng 400 gam, mức độ thông minh đạt 25% so với người lớn.

hình ảnh

Ảnh: hotbak

Đặc biệt, ở giai đoạn trẻ sơ sinh, số lượng khớp thần kinh tăng gấp 20 lần sau 1 năm. Từ sơ sinh đến 1 tuổi là giai đoạn quan trọng cho quá trình sản sinh và biến mất các khớp của tế bào thần kinh. Trước 3 tuổi được xem là giai đoạn quan trọng với sự phát triển trí não của bé.

Trong giai đoạn này nếu trẻ được mẹ rèn luyện dạy dỗ đúng cách sẽ phát triển được trí thông minh vượt trội. Mẹ nên tích cực giao tiếp, trò chuyện với con, kích thích các giác quan của con phát triển, tăng tương tác để kích thích hệ thần kinh tập các thói quen phản xạ.

Cha mẹ có thể kích thích con khám phá thế giới xung quanh bằng việc để con chơi đồ chơi phát triển trí não. Đưa con ra ngoài đi dạo để con nhìn thấy màu sắc, thiên nhiên hoặc nghe mẹ kể chuyện, nghe nhạc cũng là cách để con phát triển IQ.

hình ảnh

Ảnh: dealmoon

Nuôi dưỡng tư duy, kích thích tò mò sáng tạo từ 3 – 7 tuổi

Nhà giáo dục người Mỹ Ken Robinson đã từng đề cập đến một bộ thống kê: Trước tuổi đi học, hầu hết trẻ em vẫn duy trì khả năng sáng tạo ở cấp độ thiên tài; ở trường tiểu học, khả năng sáng tạo của hầu hết trẻ em đã biến mất; đến tuổi vị thành niên, ít hơn 1/5 trẻ còn sáng tạo. Sự sáng tạo sẽ mất dần theo tuổi tác nếu không được rèn luyện.

Giai đoạn mầm non từ 3 – 7 tuổi là giai đoạn tốt nhất để kích thích sự sáng tạo và giúp con duy trì, tạo đường dài cho con đến khi lớn khôn vẫn lưu giữ được sự sáng tạo. Tò mò là nguồn gốc của sáng tạo, tò mò đủ lâu dài thì nguồn sáng tạo mới kéo dài, trí thông minh từ đó mới phát triển mỗi ngày một tăng.

Để duy trì sự tư duy, tính tò mò, sức sáng tạo của trẻ, từ 3 tuổi cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh, khuyến khích con tìm hiểu những lĩnh vực con yêu thích. Cho con đọc sách nhiều hơn, xem phim, khám phá môi trường quanh khu con sống. Khi con được biết thêm nhiều điều hay, sức sáng tạo con càng phát triển, trí thông minh của con cũng được khai sáng.

hình ảnh

Ảnh: kknews

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng

Ngoài 2 giai đoạn mấu chốt để phát triển trí não cho con, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng. Nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ đầy đủ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Theo một kiểm tra IQ 30 trẻ từ 7 – 8 tuổi, trẻ bú sữa mẹ đầy đủ có trí thông minh cao hơn hẳn.

Sữa mẹ chứa nhiều hoạt chất có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt là một loại axit amin - taurine, không chỉ làm tăng số lượng tế bào não, thúc đẩy sự biệt hóa và trưởng thành của tế bào thần kinh mà còn giúp hình thành các hạch thần kinh.

Khi trẻ lớn hơn thì việc cho con ăn những thực phẩm tốt cho trí não rất có lợi cho con. Mẹ cần nhớ sửa thói quen ăn uống không lành mạnh cho con như kén ăn, bỏ bữa, ăn thức ăn không lành mạnh, ăn không đúng giờ, thất thường. Một khi cơ thể không khỏe mạnh, thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng, trong đó có sự phát triển của trí não.