Trong giai đoạn em bé khám phá thế giới, dù luôn dõi mắt theo con nhưng không thể tránh khỏi việc bé té ngã. Có những dấu hiệu mà bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ.
Nhiều bậc cha mẹ rất kỹ tính khi chăm són con, nhưng đôi khi người lớn lơi là, trẻ dễ gặp nguy hiểm. Đặc biệt là khi các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ khó nhìn thấy hoặc bố mẹ nghĩ là bình thường. Có nhiều dấu hiệu cần theo dõi sau khi bé té ngã. Biết được mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ giúp bố mẹ tránh khỏi những chuyến đi cấp cứu không cần thiết.
11 dấu hiệu nhận biết con tự kỷ trước khi lên 3, can thiệp sớm bé có hy vọng phục hồi tốt
Cần lưu ý đến các dấu hiệu sau:
1. Bất tỉnh
Nếu một đứa trẻ bất tỉnh, điều đó có nghĩa là tình hình rất nghiêm trọng. Nếu con bạn không tỉnh lại, hãy gọi trợ giúp ngay lập tức và không di chuyển bé trừ khi cần phải đưa chúng ra khỏi nguy hiểm. Theo dõi nhịp thở và nhịp tim con cho đến khi có sự giúp đỡ khẩn cấp.
2. Tiết ra chất lỏng trong suốt
Gọi trợ giúp hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của chất lỏng trong suốt tiết ra từ tai, mũi hoặc miệng của bé sau khi té ngã. Chất lỏng không màu này được gọi là dịch não tủy, bao quanh não và tủy sống.
3. Bầm tím quanh mắt và sau tai
Đây là dấu hiệu gãy xương sọ và cần đưa bé đi viện ngay
4. Nhịp thở không đều
Em bé của bạn có thể thở nhanh hoặc nông hơn bình thường. Hơi thở thậm chí có thể dừng lại trong mười đến hai mươi giây một lần. Tốt nhất là gọi bác sĩ và giải thích các triệu chứng hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.
5. Con ngươi không đồng đều
Đây là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau khi bé té ngã, cho thấy chấn thương đầu đã xảy ra. Nếu một hoặc cả hai đồng tử của mắt mở rộng, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
6. Mất khả năng phối hợp tay chân
Khó khăn trong việc phối hợp tay chân và cân bằng có thể có nghĩa là một chấn động có thể xảy ra. Các triệu chứng có thể mất một vài ngày để xuất hiện.
7. Buồn ngủ liên tục
Nếu em bé đặc biệt buồn ngủ hoặc khó tỉnh dậy sau khi ngủ có thể là một dấu hiệu khác của chấn thương não. Gọi cho bác sĩ và bạn sẽ được tư vấn bé có các triệu chứng nào đáng chú ý nữa không
8. Khó chịu liên tục
Các chuyên gia khuyên bạn nên gặp bác sĩ nếu em bé của bạn khóc hơn ba giờ liên tục. Đó là cách em bé của bạn đang nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn.
9. Nôn trớ
Nôn ngay sau khi ngã có thể vô hại. Nếu tình trạng kéo dài trong 6 đến 24 giờ sau khi té ngã và không dừng lại thì rất nghiêm trọng.
10. Động kinh
Nếu bé động kinh và co giật toàn thân, khóc, ngã hoặc mất ý thức và tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát thì đến bác sĩ ngay.
11. Chảy nhiều máu
Nếu vết thương sau ngã không cầm máu sau năm đến mười phút, cần đưa bé đi cấp cứu ngay. Trên đường đến phòng cấp cứu, giữ áp lực lên vết thương bằng một miếng vải khô sạch. Có thể cho con uống thuốc giảm đau.
12. U đầu
Dù bạn có tin hay không, một vết u trên đầu thực sự là một dấu hiệu tốt. Nếu bạn có thể nhìn thấy vết thương ở bên ngoài thì có khả năng không có chấn thương bên trong. Nhưng cần theo dõi thêm vài ngày nhé.
13. Sưng
Hầu hết các khu vực sưng có thể được điều trị tại nhà. Trong nhiều trường hợp sau khi ngã, khu vực bị sưng sẽ đi kèm với vết bầm tím.
14. Gãy xương
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, gãy xương là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở trẻ em dưới sáu tuổi. Đôi khi, xương gãy có thể khó phát hiện nhưng có một số dấu hiệu cần lưu ý. Chẳng hạn bé không thể di chuyển hoặc di chuyển đau đớn.
Trên đây là 14 dấu hiệu cần theo dõi sau khi bé té ngã, bố mẹ nên ghi nhớ để có thể xử lý tình huống kịp thời
https://www.babygaga.com/15-warning-signs-to-watch-for-after-a-baby-falls/