1. Hình ảnh của chúng ta trong gương là hình ảnh đảo ngược.

2. Chúng ta soi gương nhiều hơn là chụp ảnh. Theo một khảo sát tại Anh, một người trung bình sẽ soi gương tới 70 lần mỗi ngày. Vì thế nên khi đã quen nhìn thấy hình ảnh đảo ngược trong gương, bạn sẽ thấy thật lạ lẫm khi nhìn thấy bản thân trong những tấm ảnh. Tương tự, khi người khác nhìn vào bạn, nó cũng sẽ khác hoàn toàn so với khi bạn tự soi gương.

3. Những bức ảnh có thể chụp cái mà bạn không thấy (không mong muốn thấy) trong gương. Khi soi gương, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh gương mặt của mình theo góc độ đẹp nhất một cách rất nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về điểm nào đó trên gương mặt, bạn sẽ chuyển đổi làm sao để bản thân trở nên đủ hoàn hảo trong mắt bạn một cách vô thức. Nhưng khi ai đó chụp ảnh cho bạn, không thể đảm bảo họ biết được góc chụp đẹp nhất của bạn. Vì thế nên hình ảnh sẽ trở nên khác biệt so với soi gương.

hình ảnh

4. Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên của não bộ. Trong tâm lý có một hiệu ứng gọi là hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên. Đây là hiệu ứng tâm lý mà chúng ta sẽ thích điều ta tiếp xúc thường xuyên. Vì thế nên khi các bạn ngắm bản thân trong gương đủ lâu, đủ nhiều, bạn sẽ thấy bản thân đẹp hơn. Thực tế là, không một ai sở hữu một gương mặt đối xứng hoàn hảo, nhưng một khi đã quen với việc ngắm bản thân trong gương, não sẽ tự động điều chỉnh sự bất tương xứng đó. Ví dụ, nếu mũi bạn bị lệch sang trái 2 độ, não sẽ chỉnh lại 2 độ về bên phải cho cân xứng. Bây giờ, vì não bạn đã quen chỉnh mũi bạn sang bên phải 2 độ, nên nếu bạn quay mặt mình theo hướng ngược lại, mũi của bạn trông như bị lệch tận 4 độ. Nhưng nếu bạn ngắm mình trong gương đủ lâu, não sẽ tự động điều chỉnh trở lại và trông bạn sẽ bình thường.

5. Biến dạng hình ảnh. Một lý do khác đó là hình ảnh của bạn khi chụp trên điện thoại hoặc các webcam bị bóp méo. Mỗi một góc chụp khác nhau sẽ đưa ra những hình ảnh khác nhau. Ví dụ như các đối tượng ở gần máy ảnh sẽ nổi bật hơn và ngược lại với những đối tượng ở xa. Nếu như khuôn mặt của bạn cách máy ảnh quá gần, nó cũng có thể bị bóp méo, mũi của bạn to hơn, tai và hàm của nhỏ hơn,... Tùy thuộc vào đối tượng mà điều đó có thể khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn, hoặc không.

6. Ảnh chụp còn phụ thuộc vào ánh sáng. Khi soi gương, não bộ sẽ khiến chúng ta không cảm nhận được sự khác biệt về ánh sáng. Nếu có thay đổi, não bộ sẽ tự động cân bằng sáng để hình ảnh hiện lên gần với những gì quen thuộc nhất mà mỗi ngày bạn vẫn được cảm nhận. Điều này khác với hình ảnh, cái mà ánh sáng có tính chi phối mạnh mẽ.

- Sưu tầm