Loan thực sự rất xúc động khi vô tình rơi vào nhóm dành cho những bạn ăn tết xa quê tại Dĩ An. Có bạn năm năm, có bạn mười năm, thậm chí có bạn trên hai mươi năm. Trong chừng ấy năm ăn tết xa quê, cũng có nhiều bạn được về quê ngày thường, nhưng cũng có bạn chưa bao giờ về quê kể từ ngày khăn gói ra đi. Loan có quen một anh bạn, anh ấy sống ở Miền Nam chắc tầm gần ba mươi năm rồi, mấy năm trước Loan có hỏi tại sao không về? làm cả năm trời đâu thể không mua nổi cái vé xe? Nhưng câu trả lời chung vẫn là : “ có nhiều chuyện em không hiểu nỗi đâu”. Ừ, ai có thể hiểu cho ai? Và tại sao?: Gánh nặng lễ nghĩa: Ngày xưa khi còn ở trọ trong những căn phòng cũ kỷ, chật chội, chuột chạy tứ tung. Nói vậy để ai đó đọc cảm xúc linh tinh của L biết được rằng, người bạn mình gặp, chị ấy cũng ở trong cái điều kiện khó khăn vô cùng. Thế nhưng, mỗi lần tết đến chị ấy cũng phải chạy ngược chạy xuôi, vay chỗ này đắp chỗ kia để có chút đỉnh gửi về quê. Hay những năm “phải” về quê ăn tết, chị ấy chuẩn bị quà từ đầu làng đến cuối thôn. Mình có hỏi tại sao phải làm vậy?, trong khi ở đây ăn không dám ăn, điều kiện con cái học hành không tốt, gửi chỗ ọp ẹp ốm lên, ốm xuống. Vậy mà chị ấy lại nói, “ mình đi làm ăn xa, về mà không có gì người ta cười cho, về không có gì người ta xem mình xa cái gì đâu em?” Gánh nặng mang tên lì xì: Lì xì bản chất nó là văn hóa rất hay đáng duy trì, Người ta lì xì cho mấy đứa trẻ lấy lộc, với mong muốn các con mau lớn, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học hành tấn tới, người ta mừng tuổi người già với hy vọng có thể khỏe mạnh bên cạnh con cháu thật lâu. Bởi vậy, nó mới được đặt vào mấy cái phong bì bé bé xinh xinh là thế. Thế nhưng, ngày nay trẻ con chỉ nóng lòng muốn xem bên trong có bao nhiêu?, thậm chí ba mẹ các con cũng dựa vào cái ruột bao lì xì để đánh giá người này giàu hay nghèo, người kia keo kiệt hay rộng rãi… Phần lớn, người ta vẫn sợ mình mang tiếng keo kiệt nên vậy á.

L có một người chú, từ khi L còn rất nhỏ đến tận bậy giờ, năm nào chú cũng cầm xấp tiền mới toanh lì xì cho trẻ con từ trên xuống dưới và chú duy trì điều này bao năm nay. Nó thật sự không lớn, nhưng tụi L vẫn luôn hao hứng mong chờ. Thậm chí, đến tận bây giờ, năm nào về cũng vẫn muốn ngửa tay xin lì xì. Có điều hết tuổi rồi. Cái cảm giác vui vẻ và chờ mong một cách trong trẻo đó đang dần bị đánh mất, thay vào đó là sự méo mó từ cách nhìn của chính các bậc làm cha, làm mẹ ngày nay. Cho nên, bỗng dưng lì xì cũng là gánh nặng.

Thể hiện:

Có năm L về quê ăn tết, có bạn kia gặp L nói vầy nè :” sao trông mày đen thế hả, dân thành phố gì mà về quê đen như than” L biết bạn cũng không có ý gì đâu, thấy sao nói vậy á mà. Có điều đó là sự đánh giá so sánh trong tiềm thức của đa số mọi người nên là ai đi xa về cũng có một loại áp lực không tên. Lâu lâu về phải đẹp nè, quần áo phải sang trọng nè… không người ta cười. Vậy đó..

L được cái may mắn, có tiền hay không có tiền gì cũng về được hết á, chỉ cần tiền vé xe ra vô là ổn rồi. Có năm hai vợ chồng, ôm theo đứa nhỏ chỉ đủ tiền mua vé thiệt luôn, mà phải mua sẳn vé vô chứ không là toi, vậy mà vẫn về, vẫn vui chơi ba ngày tết có sao đâu. Lại có năm, hai vợ chồng quyết định ở lại rồi á, mà 30 tết cũng ráng lết xác về. Không hẳn là TP buồn đâu, ở đâu riết cũng quen, cũng có nhiều mối quan hệ nọ kia. Chỉ đơn giản là, quê hương có má, có ba.

Ba má L sướng lắm, sao cũng được hết, con cái về là vui rồi, mà không về buồn chút chứ nói chi. Mà L nghĩ, còn ba má thì siêng về, chứ mất đi rồi về với ai.

Vậy nên, chúng ta là những người còn trẻ, tư duy trẻ thì nên thay đổi từ bây giờ cho con cái chúng ta.

CHÚNG TA LÀ NGƯỜI XA LẠ VÌ TÌNH CẢM MÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI THÂN CHỨ ĐỪNG LÀ NGƯỜI THÂN MÀ VÌ BẤT CỨ ĐIỀU GÌ LẠI TRỞ NÊN XA LẠ.