Tôi muốn nhắc tới chính là những bậc phụ huynh đã cho con tham dự chương trình của chúng tôi. Vì bản thân họ đã rất nỗ lực đẩy con ra, nỗ lực nhìn con vất vả, nỗ lực kiểm soát cảm xúc bản thân. Vì sao?



Có các bé khi đến với chúng tôi sẽ phải chịu khổ, chịu đói, chịu mệt. Bao nhiêu bố mẹ đành lòng để con như vậy để con rèn nghị lực của bản thân, để con biết trân quý sức lao động, để con biết trân quý đồ ăn. Hay phụ huynh còn sợ?


Khi tôi tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh để tuyển sinh cho khóa 3- rèn nghị lực thì những câu trả lời như: con say xe, con chưa đi xa bao giờ, con yếu lắm không đi được đâu, sợ không an toàn...



Có lẽ phụ huynh mới chính là những người cần rèn nghị lực, vượt qua vòng an toàn của chính bản thân mình. Tôi không trách vì thực ra đấy là nỗi lòng cha mẹ lo cho con. Nhưng tôi lo ngại rằng họ yêu con sai cách mất rồi. Họ trở thành những cái ô, những cái xe, những nồi cơm điện của con mất rồi khi mà cứ bao bọc con hoài. Nên tôi càng cảm thấy khâm phục những phụ huynh sẵn sàng đưa con đi trải nghiệm.




Những cảnh các con mệt ngủ gục trên xe buýt, ngủ tới mức mọi người gọi không biết, tôi nán lại cùng con đi xuống tuyến buýt sau, rồi 2 cô cháu đi bộ về. Mệt tới mức về tới nơi là lăn ra ngủ không kịp gọi. Đi bộ đau chân sưng cả lên mà vẫn cố gắng theo kịp đoàn dù người loắt choa loắt choắt.



webtretho




Có cô bé tính tiểu thư, nhút nhát chưa bao giờ phải đi bán hàng, gặp nhiều người lạ, không phải làm việc nặng. Nhưng ngay ngày đầu tiên đã phạt chống đẩy đến đau hết 2 tay, ngày hôm sau đói đến không đi nổi mà vẫn phải cố gắng mời mọi người mua chính những tấm thiệp các con tự làm.10h rưỡi mới về tới nơi. Bố mẹ nào không đau lòng cho những điều này



Có cả cô bé hận cả thế giới vì suốt ngày xa mẹ, không chịu mở lòng với ai nhưng lại trở thành người chị dẫn các em đồng hành ở khóa 2. Có nguyên một đội làm mất cây, rồi lại chính cô bé nhỏ tuổi nhất đội cùng người làm mất quay lại mua cây ở viện Nông Nghiệp tại Gia Lâm lúc 6h tối (địa điểm tập trung là ở Cầu Diễn).



Các con được phép mắc sai lầm, nhưng làm sai phải làm lại. Chúng tôi thà để các con nhận được bài học chứ không chạy theo chương trình.



Để rồi khi con về nhà bố mẹ ngạc nhiên khi con làm việc nhà không còn cần thương lượng với bố mẹ nữa, con tính toán đâu ra đấy, cần chi bao nhiêu, nên như nào cho tiết kiệm, để con bản lĩnh biết tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác.



Còn quá ư chuyện không kể hết, khổ, mệt, đói là thế mà khóa sau các con vẫn cứ hào hứng tham gia, bố mẹ sẵn sàng giao con đi các hành trình dài hơi.



Thật lòng cảm phục những vị phụ huynh dũng cảm ấy!


webtrethowebtretho