Các món bún luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người bởi bún dễ ăn mà còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Nhưng một sự thật là quy trình sản xuất bún vốn được mọi người hiểu phong phanh là bẩn mà liệu có bẩn như mọi người tưởng tượng?



webtretho


Hình minh họa


Các chị có bao giờ thắc mắc sao người ta không làm bình thường mà phải cho hóa chất vào làm gì không ạ âu cũng vì lý do này đây, chủ cơ sở bún ở Phú Nhuận, tính: "1 kg gạo chỉ làm được 2kg bún, nếu gạo ngon thì mới làm ra bún ngon. Để làm được 1kg bún phải qua rất nhiều công đoạn, tốn nhiều chi phí, song giá bán tại lò chỉ 6.500-7.000 đồng, chưa bằng chi phí mua gạo thì làm sao người ta không nghĩ cách dùng phụ gia này nọ".


Các chị thấy đó càng ngày lượng người bị ngộ độc vì bún càng cao, có thể nhiều chị sẽ bảo ăn hoài mà có thấy gì đâu nhưng các chị biết không nhiều khi chính bản thân mình đã bị ngộ độc mà không biết đấy ạ, kiểu như những trường hợp nặng phải nhập viện là do họ bị nhiều cái hoặc ăn trúng mẻ bún còn dính quá nhiều quá chất.


Còn như chúng ta bị ngộ độc bình thường sẽ chỉ là đầy hơi hoặc tiêu chảy, khó chịu nên thường mọi người sẽ bỏ qua nhưng nếu việc này lập lại ngày ngày tích tụ chất độc hại trong cơ thể sẽ là một vấn đề nguy hại đến sức khỏe đấy các chị ạ.


Cứ 100 mẫu bún, bánh canh thì có 13 mẫu 'bẩn'



120 mẫu bún được Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP HCM mang đi xét nghiệm thì có 16 mẫu nhiễm các loại chất cấm như Tinopal, acid Oxalic hoặc chất bảo quản quá mức quy định. Hầu hết các mẫu vi phạm hoặc chứa hóa chất làm trắng công nghiệp Tinopal, acid Oxalic hoặc có chất bảo quản như Natri sulfite, Natri benzoate vượt mức cho phép.



Đó là thông tin mà em đã đọc được trên một trang báo uy tín, nghe thì có vẻ là ít nhưng với tỷ lệ này thì điều gì đảm bảo được là gia đình mình sẽ không ăn phải 1 trong 13 mẫu bún bẩn kia chứ ạ.


Trong những năm gần đây, dư luận "rúng động" khi hàng loạt cơ sở sản xuất bún - hủ tiểu bị các cơ quan chức năng phát hiện có sử dụng chất cấm trong quá trình sản xuất.


Và cho đến nay, sự việc đó vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Phương thức chế biến thay đổi, quy cách bảo quản cũng từ đó cải tiến theo. Nhiều cơ sở sản xuất bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng đã sử dụng những hóa chất nhằm "tắm" cho bún.


Nhiều người dân hoài nghi về chất lượng cũng như độ an toàn khi hàng ngày từng xuất bún chả, bát phở nóng hổi, bún cá thơm ngon... có thể gây hại cho sức khỏe của họ.


Ăn bún có thể gây ung thư. Ăn bún có thể gây bục nát dạ dày. Ăn bún có thể chết trong đau đớn... Đó là những cụm từ mà hàng ngày người dân phải đối mặt khi sử dụng sản phẩm bún có chứa chất độc hại.


Thực phẩm nhiễm độc nhiễm bẩn, con số thống kê về những trường hợp mắc bệnh ung thư ngày càng tăng khiến cho người dân hoang mang.


Bún bẩn đã ớn còn tái chế cả bún thiu thành bún mới




Hình minh họa


Không chỉ có bún bẩn tắm hóa chất khong đâu mà bún ế bún thiu người ta còn nấu lại bán tiếp nữa đấy các chị ạ


Tại chợ Tân Quy (Q.7), một số người bán bún cho biết: “Bán bún đâu sợ ế, vì có ế cũng trả lại cho lò bún để họ nấu lại. Các xe bỏ bún cứ khuya hôm trước đến bỏ bún cho chúng tôi, khuya hôm sau họ quay lại đưa bún mới và thu bún cũ về. Vì vậy chúng tôi cứ lấy thoải mái bán mà không lo bị ế”. Để bún cũ, bún ế sau khi được tái chế không bị hôi mà còn có mùi thơm, cơ sở dùng một loại dung dịch màu trắng trộn vào. Loại dung dịch này được các cơ sở bật mí mua ở chợ Kim Biên, Q.5.


Các chị thấy đó cơ sở sản xuất bún thì rất rất nhiều nhưng được mấy cơ sở là tuân thủ đúng vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn sẽ có những nơi làm ăn qua mắt, lách luật khi làm việc đều mình trần, tay không và có thói quen hút thuốc xong ném tàn, khạc nhổ ngay trên sàn nhà. Do tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, tay chân nhiều công nhân bị lở loét, nhưng họ chẳng ngần ngại vốc bột, bún thành phẩm cho vào bịch.


Chưa hết, trong các công đoạn sản xuất bún thường vương vãi nguyên liệu ra sàn, sau đó được quét thu gom lại cho vào máy xay bột để tiếp tục làm bún.


Các hóa chất trong bún bẩn phá hủy dạ dày như thế nào



webtretho


Bún bẩn vô cùng độc hại


PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, không phải bỗng dưng nhiều người bị cảm giác cồn cào, nóng ruột sau khi ăn bún. Điều này thường gặp ở những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng. Bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra.


Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng luôn được khuyến cáo không nên ăn các chất chua, cay, chất kích thích, đồ lên men vì những chất này khi vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể là tác nhân gây đau dạ dày. Bún là một trong số đó.


Tuy nhiên điều này còn chưa nguy hiểm bằng các hóa chất, phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất bún.


Thứ nhất là Tinopal, được sử dụng nhằm mục đích làm trắng và cải thiện độ bóng bề mặt, khiến sản phẩm hấp dẫn hơn. Khi ăn phải bún, phở có chứa hóa chất này, người tiêu dùng có thể gặp các bệnh lý khác nhau tùy theo nồng độ hóa chất vào cơ thể, thời gian ăn, mức độ đáp ứng của cơ thể.


Ảnh hưởng sớm nhất là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và nguy cơ mắc ung thư.


Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the. Theo PGS.TS Hồ Phú Hà – Trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm song chúng thường xuyên được dùng trong quá trình sản xuất bún nhằm tạo độ giai, giòn và lâu hỏng.


Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.


Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…


Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Bạn nên lựa chọn sản phẩm bún, bánh tươi có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn bún, phở tại hàng quán.


Cách nhận biết bún bẩn




Bún có hóa chất sợi sẽ trắng hơn


Có thể không hoàn toàn chính xác nhưng ít nhất với những mẹo sau các chị sẽ hạn chế tối đa việc mình mua phải bún bẩn nhé


Cách đơn giản đầu tiên là nhìn vào màu của sợi bún. Bún được làm từ gạo, chính vì vậy, màu của bún khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo. Cũng như gạo khi mang nấu thành cơm, màu của bún nếu không dùng hóa chất sẽ có màu trắng ngà tương tự như màu cơm. Khi thấy bún trắng bất thường, khả năng người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng hoặc một số chất tương tự để làm bún trắng hơn.


Cũng bằng cảm quan, nếu thấy cọng bún quá sáng bóng mẩy thì cũng có khả năng bún được xử lý bằng hóa chất. Sợi bún không có hóa chất thường không thể quá “mượt mà”. Gạo không dùng hóa chất cũng sẽ không thể cho sợi bún quá dai. Bún không dùng hóa chất cũng dính hơn.


Kế đến, do bún làm từ gạo cho nên dễ bị chua, chính vì thế người bán muốn bảo quản thì phải bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát. Nên nếu bún để ngoài chợ với nhiệt độ cao, để đến cuối ngày mà ngửi vẫn không chua hỏng thì có khả năng đã được xử lý hóa chất. Loại hóa chất chống hỏng được phép sử dụng nhưng phải trong liều lượng cho phép.


Bún ít hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác của tinh bột hoặc người ăn cảm thấy rõ mùi vị của bột gạo. Cho nên những loại bún nhai trong miệng mà không có mùi vị thì nguy cơ bị dùng hóa chất là cao hơn.


Tổng hợp



Video liên quan


Phân biệt bún sạch- bún bẩn


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/skxRH5PCTY-480x360.jpg