Nhu cầu dinh dưỡng cho bé từ 9 tháng tuổi bên cạnh sữa mẹ cần đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính và các bữa phụ. Dưới đây là trọn bộ thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của con nhé.





Khi được 9 tháng tuổi, bé đã bước sang giai đoạn ăn dặm mới, theo đó nhu cầu dinh dưỡng và nguyên tắc ăn uống cũng có những thay đổi mới. Kể từ lúc 9 tháng tuổi, các bé bắt đầu tập đứng, do vậy dinh dưỡng đủ chất rất cần thiết để hỗ trợ các bé được khỏe mạnh, cứng cáp hơn, tạo nền tảng sức khỏe tốt cho các giai đoạn về sau



Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi





Bước sang tháng 9, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để bé yêu phát triển toàn diện. Tuy nhiên, lượng sữa mỗi ngày cần được tăng lên để đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Ngoài ra, ở độ tuổi này bé cần bổ sung đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ.



Trong độ tuổi này, bé có thể nhai nuốt dễ dàng hơn vì răng đã mọc nhiều hơn. Bên cạnh đó, các bé đã bắt đầu thích tự phục vụ như thò tay lấy thức ăn, cầm ly nước,...Bé cần được mẹ hỗ trợ để tập quen với cách ăn uống mới. Điều này cũng giúp tăng tính hứng thú cho các bé trong bữa ăn.



Nguyên tắc dinh dưỡng vẫn đảm bảo đủ 5 nhóm chất là đạm (thịt, cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (bột), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây). Lượng sữa mẹ cần đủ 500 – 70ml mỗi ngày, có thể là sữa mẹ, sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai.



Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi





Khi trẻ được 12 – 18 tháng, ngoài bú sữa mẹ, các mẹ nên cho con ăn khoảng 4 chén cháo đặc mỗi ngày. Khi được 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của các bé tăng rất cao, con cần được cung cấp đủ năng lượng để phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí não.



Trong độ tuổi này, các món cháo của bé nên được nêm thêm vị mặn để cho bé tập thích nghi với hương vị khác ngoài sữa mẹ. Ngoài cháo đặc, các mẹ có thể cho bé ăn cơm nhão, mì, bún hoặc súp. Thức ăn phụ của bé có thể là sữa chua, hoa quả, trái cây, phomai,..



Dinh dưỡng vẫn đảm bảo đủ 5 nhóm chất là đạm, chất bột, chất béo, vitmamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, lượng sữa cần bổ sung 700 – 800ml


Chất đạm: thịt, tôm, cá, trứng, sữa;


Chất bột như cháo, cơm, bột;


Chất béo: dầu, mỡ. Mỗi khẩu phần ăn của bé nên cho khoảng 1 – 2 thìa cà phề dầu ăn hoặc mỡ


Vitamin: rau, củ, quả, trái cây có màu đỏ, da cam như dưa hấu, cam, nho, bưởi, rau ngót, mồng tơi,…


Chất khoáng: canxi (sữa, tôm, cua, hến), vitamin D (lòng đỏ trứng, thịt, gan động vật, năng lượng mặt trời), sắt (tim, gan động vật, đậu đỗ và các rau có màu xanh thẫm).


Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi





Chế độ dinh dưỡng của bé 18 – 24 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 5 nhóm chất: đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Nhu cầu năng lượng cần cung cấp khoảng 1200 – 1400 calo mỗi ngày.



Trong bữa ăn hằng ngày, để bổ sung đạm cho bé, ngoài thịt, các mẹ có thể cho bé ăn tôm, cua đồng, hến,… Bữa ăn của bé nên thêm rau xanh và dầu mỡ để con ăn ngon miệng hơn.



Ở mỗi giai đoạn, các bé có thể sẽ khó chịu khi phải ăn các món mới, đôi khi là biếng ăn hoặc nôn ói. Do vậy, các mẹ cần kiên nhẫn để giúp con dần thích nghi, không nên bắt ép trẻ ăn theo ý của mình. Bởi vì, điều này chỉ làm các bé thêm sợ, nếu lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến chứng sợ ăn của con mỗi khi đến bữa.



Trọn bộ thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 tháng tuổi



Các mẹ có tham khảo bộ thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 tháng của mẹ Phạm Yến Oanh chia sẻ dưới đây. Theo mẹ Oanh chia sẻ nhờ tự tay chuẩn bị và lên thực đơn mỗi ngày cho con nên bé nhà 11 tháng hiện tăng được 1 kg so với tháng trước. Ngay khi chia sẻ, bài viết đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà mẹ khác.








Hy vọng với bộ thực đơn cho bé ăn dặm từ 9 tháng trên đây sẽ giúp các bà mẹ bớt vất vả trong quá trình chăm con. 2 năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và não bộ, do vậy, cha mẹ cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng để tạo nền tảng sức khỏe thật tốt cho giai đoạn về sau nhé!