Cách xoay ngôi thai thuận giúp sinh nở dễ dàng "mẹ tròn con vuông" như ý
Xoay ngôi thai thuận là điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên quá trình này diễn ra như thế nào, có cần sự hỗ trợ của bác sĩ không là điều mẹ bầu nào cũng băn khoăn.
Dù đây là lần mang thai thứ 2 của mình, nhưng chị Tuyền (tên nhân vật đã được thay đổi) luôn rất lo lắng không biết đứa con trong bụng có ngoan ngoãn xoay ngôi thai thuận, bởi đứa đầu đã bị ngôi thai ngược khiến tính mạng của 2 mẹ con “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhờ vào sự tư vấn tận tình của bác sĩ cộng thêm sự quyết tâm của bản thân, bé con thứ của chị đã quay đầu an toàn tại nhà. Vị trí ngôi thai chuẩn nhất của bé khi chào đời là đầu quay xuống dưới cổ tử cung, mặt úp vào phía trong bụng mẹ.
Ở tuần 32 - 34 thai kỳ, quá trình xoay đầu của thai nhi bắt đầu diễn ra, tuy nhiên nhiều mẹ lo lắng không biết quá trình này diễn ra như thế nào, thai nhi có thể tự xoay đầu được hay không? Và những bí quyết nào giúp thai nhi xoay đầu thuận để cuộc vượt cạn được vuông tròn?
Thai nhi xoay đầu là điều mẹ nào cũng mong muốn
Bí quyết để ngôi thai xoay dễ dàng tại nhà
Những ca thai nhi nằm ngôi ngược sẽ cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Tuy nhiên có những bí quyết giúp mẹ quay ngôi thai dễ dàng mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Thực chất gọi là tự xoay ngôi thai nhưng thực ra mẹ không tác động trực tiếp mà dùng tư thế để con trở về lại vị trí thuận:
- Kê gối thấp hơn hông: Chỉ với 1 chiếc gối, mẹ bầu có thể “dụ khéo” con trong bụng xoay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách luôn để đầu gối thấp hơn hông. Nếu mẹ bầu ngồi ghế ôtô, hãy kê thêm một miếng đệm. Nếu mẹ ngồi ghế bình thường hãy lựa chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
- Thường xuyên tập thể dục: Lúc cận kề với giai đoạn khai hoa nở nhụy, mẹ nên thường xuyên đi bộ, hoặc tập các bài tập có lợi cho quá trình sinh nở. Những động tác này giúp việc sinh nở của mẹ trở nên dễ dàng hơn, nhất là nếu mẹ tập từ tuần thứ 37 trở đi. Thậm chí, nó còn giúp cho ngôi thai quay về vị trí tự nhiên để sinh nếu đến thời gian này ngôi thai vẫn chưa thuận.. Đặc biệt mẹ nên thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều.
- Tập bò mỗi ngày: Nghe thấy có vẻ kỳ cục quá phải không? Nhưng thật ra đây lại là cách để mẹ có thể đổi vị trí ngôi thai cho con rất hiệu quả đấy! Mẹ có thể vừa bò 4 chân vừa tám chuyện với chồng hoặc làm bất cứ gì cảm thấy giải trí được trong khoảng 10 phút. Hoặc có thể lau sàn sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi mẹ lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.
- Bơi: Bơi lội đặc biệt hiệu quả với mẹ bầu, đặc biệt là từ tuần 30. Trong quá trình mẹ bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi. Bơi lội cũng giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thời gian mang thai.
- Nói chuyện với trẻ hằng ngày: Một trong những mẹo dân gian được các bà truyền lại, được cho là khá công dụng trong việc xoay chuyển ngôi thai nữa là khuyến khích thai nhi. Cha mẹ nên nói chuyện hàng ngày với bé, cho bé nghe nhạc ở vị trí bụng dưới và khuyến khích bé vận động. Khi đó bé sẽ có thể sẽ xoay đầu để chuyền xuống gần chỗ có âm thanh hơn.
- Nằm nghiêng: Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau.
Mẹ nên nằm nghiêng để thai nhi quay đầu dễ dàng hơn
Những truờng hợp nào mẹ không nên xoay ngôi thai tại nhà
Ngôi thai ngược là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn, nếu mẹ bầu không được thăm khám kĩ càng và đưa ra phương pháp sinh nở an toàn thì rất dễ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm sinh lý cho cả mẹ và bé. Đặc biệt với những trường hợp dưới đây, mẹ không nên xoay ngôi thai tại nhà:
- Mẹ mang đa thai
- Mẹ đã mang thai nhiều lần trước đó
- Mẹ từng có tiền sử sinh non
- Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít ối gây cản trở sự xoay chuyển của thai nhi thành ngôi đầu thuận
- Mẹ từng bị u xơ tử cung hoặc gặp các vấn đề về tử cung
- Nhau tiền đạo.
Lưu ý: Mặc dù những cách xoay thai này mẹ có thể làm tại nhà nhưng trước hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tập những bài vận động giúp thai nhi có thể quay đầu ngay cả lúc chuẩn bị “vỡ chum”.