Hôn nhân có nhiều thứ phải lo toan không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ, có nhiều lý do dẫn đến mâu thuẫn khiếp cho các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống cùng nhau nữa và kết cục là ly hôn.
Tính đến năm 2024, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo hệ lụy là tỉ lệ ly hôn cũng đang có xu hướng tăng dần vì áp lực cuộc sống, vì không thể san sẻ với nhau và vì nhiều lý do khác. Đối với mỗi người khi đã quyết định tiến tới hôn nhân thì không có ai mong muốn sẽ đi tới kết cục ly hôn, nhưng không ai có thể biết trước tương lai sau này. Hôn nhân có nhiều thứ phải lo toan không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ, có nhiều lý do dẫn đến mâu thuẫn khiếp cho các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống cùng nhau nữa và kết cục là ly hôn.
Khi ly hôn thì con cái và tài sản chung là vấn đề mà các bên đều quan tâm và gây ra nhiều tranh chấp nhất trong các vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn thì ai là người được quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về ai? Công ty Luật TNHH Youth & Partners (“Y&P Law Firm”) sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn bằng bài viết dưới đây:
1. Điều kiện thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn là thủ tục được tiến hành sau khi việc ly hôn của vợ chồng đã hoàn tất nhưng lại có sự thay đổi về người trực tiếp nuôi dưỡng con cái.
Để thay đổi người trực tiếp nuôi con thì một trong các bên vợ/chồng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho thi hành án về thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, nếu một trong các muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, để có thể thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con thì cần phải đáp ứng được một trong các điều kiện:
- Phải có sự thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận này phải dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên và từ lợi ích chính đáng của con, được thể hiện bằng văn bản cụ thể;
- Nếu không có thỏa thuận thì người đưa ra yêu cầu phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện về kinh tế, môi trường sống, môi trường phát triển xung quanh,… để tiếp tục nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục con nữa. Đồng thời phải chứng minh được người nhận nuôi con sau khi thay đổi cũng phải đáp ứng đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con như có công việc và mức lương ổn định hơn, môi trường sống tốt hơn,…
- Điều kiện quan trọng không kém đó là phải xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.
2. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo như điều kiện đã nêu ở mục 1, để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Hồ sơ khởi kiện quyền nuôi con sau khi ly hôn gồm có:
- Đơn khởi kiện;
- Quyết định, Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của vợ, chồng (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu - bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Hồ sơ khởi kiện nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú hoặc nơi làm việc (theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự). Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án.
Trên đây là thông tin và hướng dẫn các thủ tục cần có khi thực hiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải quyết những vấn đề phát sinh, còn vướng mắc trong quá trình thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, Y&P Law Firm sẽ giúp quý khách liên hệ với cơ quan pháp luật Nhà nước để thực hiện việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Trong thời gian giao dịch với Y&P Law Firm, nếu có trường hợp gì xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết, tránh không để xảy ra bất cứ tranh chấp giữa các bên cũng như với cơ quan pháp lý.
Xem thêm tại: https://yplawfirm.vn/phap-ly/dieu-kien-thu-tuc-thay-doi-nguoi-truc-tiep-nuoi-con-sau-khi-ly-hon