(Webtretho) Để chuẩn bị cho lễ cưới của mình, đôi khi bạn và chàng sẽ có nhiều suy nghĩ khác nhau trong việc lên kế hoạch. Chính những mâu thuẫn về một vài vấn đề như nơi tổ chức đám cưới, lượng khách mời… cũng có thể là một điểm báo về những điểm bất đồng của hai bạn trong cuộc sống sau này đấy.



1.
Tranh cãi về bánh cưới - Bất đồng về việc trang trí, nội thất nhà cửa




(Ảnh: Getty Images)




Chàng thích bánh cưới màu trắng đơn giản có vị dứa, còn bạn thì muốn bánh 3 tầng nhiều mùi vị và được trang trí màu sắc đẹp mắt. Nếu cả hai bạn vẫn chưa thể thống nhất với nhau về điều này thì đây sẽ là dự báo về sự bất đồng trong việc trang trí cho tổ ấm tương lai của bạn.


Bánh cưới là hình ảnh cho một mái ấm ngọt ngào (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) mà cô dâu chú rể cùng nhau chia sẻ. Những nguyên liệu, thành phần bạn muốn có trong bánh đồng nghĩa với việc bạn muốn khẳng định hương vị riêng của mình – tạo được nét riêng cho ngôi nhà trong tương lai mà bạn mong muốn như: đồ nội thất, màu sơn, rèm cửa… Hai bạn nên biết cách dung hòa “hương vị” cá nhân để tạo nên một chiếc bánh cưới đặc biệt, cũng như chia sẻ, lắng nghe và chọn lọc ý kiến của nhau trong việc thiết kế và xây dựng ngôi nhà chung này. Đừng để cái tôi của riêng mình làm mọi thứ tách biệt, đối chọi nhau trong ngày hạnh phúc nhé.



2. Tranh cãi về chỗ ngồi khách mời – “Điểm nóng” về bạn bè và gia đình



Việc bạn và chàng mong muốn các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong bữa tiệc sẽ thể hiện được quan điểm coi trọng phía nào hơn. Nếu chàng có phần xem trọng bè bạn hơn gia đình trong bữa tiệc thì bạn nên chia sẻ với chàng về ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình đối với hai bạn thế nào trong cuộc sống hôn nhân sau này. Và tốt nhất, hãy sắp xếp bàn tiệc tốt nhất cho những người thân trong gia đình hai bên trước hết, rồi mới đến các vị khách mời còn lại.



3.
Tranh cãi về quy mô bữa tiệc – Gia đình nhỏ của bạn sẽ sống ở đâu?





(Ảnh: Getty Images)




Mong muốn một đám cưới nhỏ, ấm cúng với ít khách dự giống như việc bạn định cư gia đình của mình ở một thành phố yên lành, bình dị vậy. Trái với điều đó là một bữa tiệc hoành tráng, xa hoa cùng rất nhiều khách mời thể hiện phần nào kế hoạch xây dựng ngôi nhà nhỏ của hai bạn ở một nơi nhộn nhịp, sôi động. Để thống nhất được điểm này, hai bạn nên cân nhắc kỹ về chi phí tổ chức, danh sách khách mời và những thứ cần phải mua sắm khác. Đó cũng giống như việc tìm địa điểm, lựa chọn môi trường sinh sống phù hợp vậy.


Đây là những điều làm vì hạnh phúc của nhau chứ không phải chạy theo một trào lưu hay thể hiện điều gì với bất cứ ai. Vì vậy, hãy suy nghĩ kĩ về kế hoạch tổ chức đám cưới cũng như việc xây dựng mái ấm cho chính bạn.



4.
Tranh cãi về tuần trăng mặt – Xung khắc mỗi khi có thời gian bên nhau



Tuần trăng mật là khoảng thời gian được mong chờ nhất sau một đám cưới căng thẳng và mệt nhoài. Hai bạn sẽ được nghỉ ngơi thoải mái, cùng tận hưởng không gian riêng bên nhau, nhưng nếu không may trước hoặc trong chuyến đi có những xung đột khó gỡ như về địa điểm, nơi ăn uống hay mua sắm… thì bạn có thể nhìn trước được tương lai của đôi vợi chồng mỗi khi ở bên nhau cuối tuần đấy. Cuộc sống hôn nhân sẽ khác rất nhiều, chàng sẽ không phải chiều chuộng nhiều để lấy lòng nàng như trước, còn nàng vẫn muốn được theo đuổi như lúc mới yêu vì thế cả hai sẽ có những quan điểm riêng và thậm chí còn tìm cách bảo vệ chúng để được sự dụng thời gian rảnh rỗi theo ý mình - và khởi điểm chính là tuần trăng mật của hai bạn.



Xem nào, có thể mọi chuyện sẽ dễ thở hơn nếu hai bạn nhường nhịn nhau một chút. Bạn có thể thử theo ý chàng, biết đâu điều đó lại làm bạn thấy thú vị. Bên cạnh đó, bạn hãy nhẹ nhàng đưa ra những điểm thú vị trong sự lựa chọn của mình để thuyết phục chàng. Hy vọng cả hai bạn sẽ biết cách tận dụng thời gian ở bên nhau để có thể cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất.