Trong văn hóa xưa Việt Nam, đám cưới không chỉ là một dịp quan trọng để gặp mặt gi hai gia đình mà còn là một cơ hội để thể hiện lòng tôn trọng và kính trọng đối với truyền thống.
Có 5 trình tự nghi lễ chính trong một đám cưới truyền thống Việt Nam và mỗi trình tự này đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tình yêu và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Thông thường, phong tục cưới hỏi của các miền ở Việt Nam chúng ta đều có những nghi thức riêng, nhưng khá giống nhau và cơ bản thì có 3 nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.
Lễ dạm ngõ.
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ là gì?
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng đầu tiên trong nghi lễ đám cưới truyền thống. Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống Việt Nam.
Để tiến hành lễ dạm ngõ, nhà trai thường phải chọn một ngày đẹp và thông báo cho gia đình nhà gái về ý định tổ chức lễ này. Sau đó, gia đình nhà gái chấp thuận sự gặp gỡ và thân tình giữa hai gia đình, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho mọi việc tiếp theo diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, thể hiện lòng trọng đại và tôn trọng truyền thống gia đình.
Lễ vật của lễ dạm ngõ.
Tùy vào phong tục mỗi miền mà lễ vật của nhà trai đến nhà gái có sự khác biệt:
Lễ dạm ngõ miền Bắc: Lễ vật trên mâm lễ ở miền Bắc thường có cặp rượu, cặp trà, trầu cau và bánh trái. Những lễ vật này phải chuẩn bị theo số chẵn, thể hiện sự có đôi có cặp.
Lễ dạm ngõ miền Trung: Lễ vật của lễ dạm ngõ miền Trung gồm có khay trầu cau và chai rượu lễ gói giấy đỏ. Ngoài ra còn có thể thêm các đặc sản địa phương đó trên mâm lễ như bánh Hồng ở Phú Yên, Bình Định.
Lễ dạm ngõ miền Nam: Trong mâm lễ dạm ngõ ở miền Nam gồm có bánh phu thê, cặp rượu, cặp trà, mâm ngũ quả và đặc biệt là trầu cau têm cánh phượng.
Lễ ăn hỏi.
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họà giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Lễ vật của lễ ăn hỏi.
Lễ vật của lễ ăn hỏi từ nhà trai còn phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, số lượng tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường là số lẻ 3, 5, 7, 9 tráp, trong khi ở miền Nam thì là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp.
Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của cả 3 miền thường sẽ có những lễ vật cơ bản gồm: Mâm trầu cau, mâm rượu, trà, thuốc lá, mâm bánh ăn hỏi, mâm hoa quả, mâm mứt sen, mâm xôi gấc, mâm heo quay,…Cụ thể:
5 mâm lễ ăn hỏi gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè và bánh cốm (hoặc bánh dẻo, bánh nướng).
7 mâm lễ gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen.
9 mâm lễ gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, bánh cốm, chè, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc và lợn quay.
Lễ Xin Dâu.
Ý nghĩa của lễ xin dâu là gì?
Lễ xin dâu là một nét đẹp truyền thống trong tập tục cưới hỏi của người Việt. Hiện nay, nghi lễ này được tổ chức đơn giản hơn. Theo đó, đại diện nhà trai đem tráp lễ gồm trầu cau và rượu đến nhà gái.
Sau khi đến nhà gái, họ nhà trai đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái rồi thắp hương. Thủ tục này mang ý nghĩa là nhà trai xin phép tổ tiên nhà gái để được đón dâu về nhà.
Thực tế, nếu khoảng cách nhà trai và nhà gái quá xa thì nghi lễ xin dâu sẽ được gộp chung trong đám hỏi hay lúc đón dâu.
Dù là nghi lễ nhỏ nhưng lễ xin dâu không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào. Bởi, nó thể hiện sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái, đồng thời, cũng thể hiện sự biết ơn của gia đình chú rể đối với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Ngoài ra, nghi lễ này còn mang ý nghĩa thể hiện sự trân quý cô dâu mới, cũng như mong muốn đón cô dâu về nhà.
Lễ vật của lễ xin dâu.
Sau khi biết lễ xin dâu gồm những gì thì bạn đã thấy việc chuẩn bị lễ vật cực kỳ đơn giản. Bạn có thể tự mua cơi trầu và chai rượu, rồi thuê tráp đỏ ở các cửa hàng cung cấp dịch vụ cưới hỏi. Còn đối với bánh, bạn cũng có thể đặt tại những cửa hàng này trước 1 – 2 ngày.
Trong trường hợp, bạn quá bận rộn để chuẩn bị cho ngày cưới thì có thể nhờ cửa hàng dịch vụ cưới hỏi chuẩn bị đủ các tráp lễ. Bạn chỉ việc nêu yêu cầu về các loại lễ vật, nhân viên của cửa hàng sẽ dựa vào phong tục truyền thống sẽ chuẩn bị cho bạn các tráp lễ phù hợp, chỉnh chu và đẹp mắt nhất.
Lễ Rước Dâu.
Ý nghĩa của lễ rước dâu là gì?
Nghi lễ rước dâu (lễ đón dâu) là nghi thức không thể thiếu trong phong tục đám cưới truyền thống của Việt Nam, thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai dành cho cô dâu và gia đình họ nhà gái.
Lễ vật của lễ rước dâu.
Nghi lễ rước dâu truyền thống thường bao gồm 5 bước cơ bản diễn ra ngay trước nghi lễ thành hôn của cặp đôi. Cụ thể, bước đầu tiên, mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả xin dâu thường bao gồm rượu, trầu cau và một số nữ trang
Vào ngày làm lễ, mẹ chú rể sẽ xuất phát sang nhà gái sớm hơn đoàn nhà trai khoảng 10 phút, thực hiện lễ xin dâu, trao tráp cho mẹ cô dâu và ra về. Sau đó đoàn nhà trai đến và tiến hành những nghi thức tiếp theo của lễ vu quy như phát biểu, làm lễ gia tiên và tặng của hồi môn cho cặp đôi. Cuối cùng, họ nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng..
Lễ Lại Mặt.
Ý nghĩa của lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt là buổi lễ diễn ra sau khi tổ chức đám cưới. Trong lễ này, hai vợ chồng sẽ đem lễ vật về gia đình nhà gái để cúng gia tiên cũng như thăm hỏi bố mẹ vợ.
Lễ vật của lễ lại mặt.
Ngày xưa, lễ lại mặt được tổ chức rất rình rang, chú rể sẽ cần chuẩn bị trầu cau, rượu, thịt, xôi, gà để cúng gia tiên.
Các lễ vật thường sẽ được chuẩn bị bởi gia đình nhà trai như một cách thể hiện tình cảm và sự tôn trọng với nhà gái. Trong khi đó, nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để mời hai vợ chồng mới cưới.
Qua thời gian, lễ lại mặt dần có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại. Ngày nay, các nàng dâu không còn phải chịu cảnh “con dâu mới thật mẹ cha mua về” nên hầu hết họ đều có thể về thăm gia đình bất cứ khi nào.
Lễ lại mặt vì thế dần trở nên đơn giản hơn và chủ yếu nằm ở “tấm lòng” của nhà trai lẫn nhà gái. Gia đình nhà trai hoàn toàn có thể mua quà bánh đơn giản và bữa cơm của nhà gái cũng có thể là một bữa ăn thân tình đầy ấm áp.
Điều đặc biệt quan trọng giờ đây là nhà gái có dịp để chào đón thành viên mới của gia đình và cô dâu chú rể có cơ hội thể hiện tình thương với hai đấng sinh thành.
Kết luận.
Các trình tự nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam thể hiện sự trọn vẹn của tình yêu và lòng trọng đại đối với gia đình và nét đẹp truyền thống.
Mặc dù cuộc sống hiện đại có sự thay đổi, nhưng việc duy trì và thực hiện các nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam là vô cùng quan trọng để giữ vững những giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc trong phong tục cưới hỏi của người Việt.