Là một người vợ, tôi biết mình đã quá ngốc nghếch khi đẩy chồng vào sự lựa chọn khó xử này. Nhưng thật sự tôi đã quá mệt mỏi rồi.
Tôi lấy chồng tính đến nay cũng đã được 4 năm. Nhà chồng tôi có 3 anh em nhưng 1 anh chồng và 1 em chồng đều đã có gia đình riêng. Chồng tôi là con trai thứ 2 trong nhà nhưng lấy vợ muộn nhất.
Khi tôi về nhà chồng thì chỉ có mỗi mẹ anh sống thui thủi 1 mình ở quê. Bởi bố chồng mất từ 2 năm trước rồi. Các em chồng và anh chị dâu cũng sống ở thành phố. Nghĩ mẹ chồng cũng như mẹ đẻ mình, tôi đề xuất với chồng đón bà lên nhà chung cư vợ chồng tôi mua trả góp để ở thành phố sau cưới. Mẹ chồng tôi cũng đồng ý lên ở với chúng tôi.
Ảnh minh họa internet.
Lúc đón bà về nhà sống cùng, tôi đã nhiều lần nhận được cảnh báo từ em chồng, em rể đến chị dâu, anh trai chồng rằng không ở được lâu với bà đâu vì bà ghê gớm lắm. Họ chẳng ai muốn ở cùng bà cả nên mới để bà một mình ở quê. Nhưng tôi để ngoài tai những lời nói này vì cũng muốn chăm sóc cho mẹ chồng chu đáo.
Ở cùng một nhà với con dâu, mẹ chồng tôi cũng rất hay soi mói, để ý vặt vãnh. Tôi dù có lúc khó chịu nhưng cũng không để tâm. Tôi còn nghĩ, bà già rồi, khắt khe khó tính cũng phải. Ngoài chăm cho bà ăn uống, tôi còn hay mua thuốc thang, thực phẩm chức năng, quần áo cho bà. Vì hiểu tính bà nên những gì tôi mua bà rất ưng ý vừa lòng.
Song có lẽ, bản tính của mẹ chồng tôi chẳng bao giờ thay đổi được dù con dâu có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa. Điển hình là lúc tôi sinh cháu đầu lòng, nhà đẻ tôi kéo nhau ra chơi rồi mang cho thứ nọ, biếu thứ kia. Đáng ra bà phải mừng khi con cháu được mọi người quan tâm như vậy thì bà lại suốt ngày cạnh khóe, soi và nói xấu nhà ngoại tôi. Điều này khiến cho bà ngoại, các dì, các bác đằng ngoại cũng phải chuồn về sớm.
Khi tôi thuyết phục được mẹ đẻ ở lại chơi 1 tuần thì mẹ chồng tôi ngày nào cũng sai mẹ đẻ như osin. Đã vây, bà còn nói thông gia chẳng ra gì. Nhằm nhọt thông gia từ việc ngủ dậy, ăn sáng đến việc bế cháu, giặt đồ hay đổ rác. Mẹ tôi không chịu nổi cũng phải về nhà ngay lập tức.
Chưa hết khi tôi ở cữ không kiếm ra tiền, chồng đi làm đúng dịch Covid-19, công ty anh cắt giảm 30% lương. Cuộc sống của vợ chồng tôi khó khăn là vậy nhưng mẹ chồng vẫn bắt chồng tôi mỗi tháng gửi 2-3 triệu về cho đứa em gái chồng. Bởi vì dịch, em gái chồng cũng bị thất nghiệp. Nên anh cả, anh hai đều phải có trách nhiệm gửi tiền về nuôi em gái?
Song điều bức xúc nhất của tôi về mẹ chồng còn là chuyện này nữa. Cứ lúc nào bế cháu nội, bà lại thủ thỉ cùng con những điều không đúng về nhà ngoại. Đồ chơi nhà ngoại mua cho bé, bà nội cũng không cho cháu chơi. Tôi đã nói thẳng với mẹ chồng không nên nói như thế thì bà khóc lóc, giận dỗi bảo sẽ không dám nói khi ở trong căn nhà này nữa. Nhưng rồi bà vẫn cứ lặp lại khiến tôi stress.
Hôm qua, mẹ đẻ tôi gửi đồ toàn tôm, cá biển tươi ngon ở quê lên cho con gái và cháu. Nhưng mẹ chồng tôi thái độ ra mặt bảo: “Vợ chồng không tự nuôi nhau được sao mà cần phải nhà ngoại hỗ trợ gửi đồ lên”. Trong khi chuyện nhà ngoại gửi gì lên cho cháu là rất bình thường.
Quá bực bội, tôi đã nói nhau với mẹ chồng 1 trận nhưng bà không nhận sai lầm. Tôi quay ra nói với chồng và đặt điều kiện cho anh giữa vợ và mẹ chỉ được chọn 1, sống với mẹ hay sống với vợ. Sống với mẹ thì đưa bà về quê ở. Còn sống với vợ con thì ở lại đây, bảo bà phải về quê sống 1 mình.
Chồng tôi thì cứ bảo tôi phải thông cảm cho một bà già như mẹ chồng tôi. Rằng anh cũng rất nặng về chữ hiếu. Nhưng tôi không thể hy sinh cuộc sống của tôi, của con, của nhà ngoại tôi chỉ để anh làm tròn chữ Hiếu của mình. Tôi làm vậy là đúng không?
Ảnh minh họa internet.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết.