Bà Lý và chồng là một đôi vợ chồng lao động bình thường. Cả hai sinh ra trong một gia đình nghèo, nhiều đời làm nông để kiếm sống. Nhờ chăm chỉ, vợ chồng bà đã xây được một căn nhà vững chắc ở độ tuổi 50, đối với ông bà như vậy đã là một thành công lớn.

Sau đó, chồng bà Lý bắt đầu xây dựng một trang trại rau rộng 300m2. Nhờ đó, cuộc sống gia đình bà ngày một ổn định và có một khoản tiền tiết kiệm vừa đủ để lo cho tương lai. 

Vợ chồng bà Lý có với nhau 1 người con gái đặt tên là Tiểu Hàn. Dù là mẹ con nhưng bà Lý và con gái không hợp tính cách nhau. Hai mẹ con cứ hễ nói chuyện được vài câu là bắt đầu cãi vã, xích mích. Càng lớn, Tiểu Hàn và mẹ càng xa cách, chẳng mấy khi thể hiện tình cảm yêu thương như nhiều người. 

Mười năm trước, chồng bà Lý qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Sau đó, công việc ở trang trại một trì trệ, mùa màng thất bát khiến gia đình bà Lý nợ một khoản tiền lớn. Vì túng quẫn, bà Lý đã quyết định bán trang trại để có tiền trả nợ. 

Năm con gái Tiểu Hàn 28 tuổi, cô quyết định đến Hà Bắc sinh sống và phát triển sự nghiệp. Tại đây, Tiểu Hàn được một cặp vợ chồng già nhận làm con nuôi. Vài năm sau, Tiểu Hàn kết hôn với một người đàn ông tên Khải Bình, có nhà ở trung tâm thành phố Hà Bắc. 

Khác với sự hờ hững của Tiểu Hàn với mẹ ruột, Khải Bình lại gần gũi và thân thiết hơn với bà. Anh được hàng xóm xung quanh đánh giá là người con rể ngoan và hiếu thảo. Khải Bình thường xuyên thay Tiểu Hàn gọi điện về hỏi thăm, thi thoảng còn biếu quà mẹ vợ.

hình ảnh

Bà Lý suy nghĩ rất nhiều và nhận ra, không để lại tài sản cho con là cách tốt nhất đối với cô con gái duy nhất của bà bây giờ, ảnh: DSD

Biết vợ và mẹ không hợp tính nhau, Khải Bình thường xuyên tạo cơ hội để 2 người gặp mặt, từ đó xóa tan khoảng cách vô hình. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chàng rể đều ‘‘đổ sông đổ biển’’.

Kết hôn với Tiểu Hàn được khoảng 3 năm, Khải Bình sốc nặng khi biết vợ đam mê bài bạc. Cô thường đi cùng bố mẹ nuôi đến các sòng bạc gần nhà và về nhà vào tối muộn. Anh nhiều lần khuyên vợ tập trung vào làm ăn nhưng Tiểu Hàn không nghe, vẫn chứng nào tật nấy. 

Một lần, Khải Bình nghe được cuộc nói chuyện giữa vợ và bố mẹ nuôi. Cô liên tục nhắc đến khoản tiền tiết kiệm của mẹ ruột: ''Mẹ con có một khoản tiết kiệm, sau này nó sẽ thuộc về con. Đến lúc đấy, chúng ta cùng mua xe, mua nhà và đi du lịch''. Nghe thấy những lời này từ Tiểu Hàn, Khải Bình vừa sốc, vừa phẫn nộ trước thái độ của vợ mình với chính mẹ ruột của cô ấy. 

Vài năm trước, sức khỏe của bà Lý suy yếu. Bà chủ động gọi vợ chồng con gái về để dặn dò phòng khi bất trắc. Nhận được tin của mẹ, Khải Bình nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc để về quê, còn Tiểu Hàn tỏ vẻ hững hờ, nói sức khỏe không tốt nên lần sau sẽ về thăm. 

Trong lúc đau buồn, bà Lý nói với Khải Bình về khoản tiền hơn khoảng 2 tỷ đồng của mình. Bà muốn để lại toàn bộ số tiền này cho Tiểu Hàn để có vốn làm ăn. Nghe thấy nguyện vọng của mẹ vợ, Khải Bình suy nghĩ một hồi lâu rồi kể cho mẹ việc Tiểu Hàn không chịu làm ăn chân chính. Cô còn có dự định dùng tiền tiết kiệm của mẹ để tiêu xài, ăn chơi cùng với bố mẹ nuôi  nữa.

Biết được ý định của con gái, bà Lý vừa buồn, vừa thất vọng. Cuối cùng, bà quyết định viết di chúc để căn nhà đang ở cho người em gái ruột đã chăm sóc bà suốt thời gian ốm đau, còn số tiền 2 tỷ đồng sẽ chia đều cho 8 người anh em trong nhà. 

Sau sự việc, bà Lý nhận ra, con gái vốn chẳng mặn mà với việc phụng dưỡng mình, thậm chí còn không có ý định báo hiếu, trả ơn. Con gái gần như không bao giờ hỏi thăm sức khỏe hay quan tâm xem cuộc sống của bà như thế nào dù cô vốn biết rất rõ bà tuổi cao sức yếu và đang sống một mình.

Quyết định không để lại một đồng cho con gái duy nhất là điều không dễ dàng đối với bà Lý cũng như tất cả những người  làm bố mẹ trên cuộc đời này. Vậy  nhưng, bà Lý không hề hối hận. Dù sau đó bà đã trải qua khoảng thời gian dài vừa buồn bã vừa thất vọng vì tình cảm mẹ con xa cách, con gái lớn lại không biết suy nghĩ, đưa chân vào con đường tội lỗi.

Vậy nhưng, bà cũng cảm ơn con rể vì đã sớm  cho bà biết sự thật trước khi đưa ra quyết định quan trọng. Bà không muốn tài sản bao năm tích góp của mình và chồng bị tiêu xài hoang phí bởi người con bất hiếu. Bà nghĩ rằng, tài sản mình để lại  cho những người anh em ruột thịt đang cần nó có lẽ là điều ý nghĩa nhất lúc này. 

Nếu sau này con gái bà lầm đường lạc lối hay nhận ra sai lầm mà quay về thì nó sẽ được những người thân che chở và tạo điều kiện cho để làm lại từ đầu. Đó là điều cuối cùng mà bà nghĩ mình có thể làm được cho con gái duy nhất của mình trên đời này.