Bất kì đứa trẻ nào sinh ra trên đời cũng đều mong muốn có mẹ, có cha đủ đầy. Thế nhưng không phải ai cũng được hưởng cuộc sống mà chúng vốn dĩ nên được nhận. Nhất là khi gia đình gặp biến cố thương tâm.
Buổi chiều đầu tháng 7, trời mưa dầm tầm tã, ngồi trước hiên nhà, bà Hiếu cùng 2 đứa cháu nội sống tại ấp Mỹ An, xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chỉ biết nép vào nhau.
Bố mất, mẹ lặng lẽ bỏ đi 'tìm hạnh phúc mới' để lại con trẻ côi cút, đói ăn bên bà nội già yếu. Ảnh Internet.
Bà cho biết, hơn 3 năm trước, đứa con trai của bà mất do đột quỵ, ít lâu sau, người con dâu chẳng lời từ biệt cũng lặng lẽ bỏ đi ‘tìm hạnh phúc mới’, để lại cho bà 2 đứa trẻ bơ vơ.
Người phụ nữ húc xe đạp khiến bé gái ngã dúi vào bụi cây, ai cũng nghĩ là dì ghẻ hóa ra mẹ ruột
Thương cho 2 đứa trẻ vừa mất cha, lại không còn mẹ, bà Hiếu đưa về cưu mang, chăm sóc. Dẫu cho đã ở cái tuổi xế chiều, hằng ngày bà vẫn cặm cụi chạy lo cơm từng bữa để lũ trẻ có cái ăn. Ôm 2 đứa cháu nội vào lòng, bà Hiếu nghẹn ngào hồi tưởng lại:
‘Lúc đầu mẹ của tụi nhỏ bảo để con đi làm rồi gửi tiền về phụ mẹ nuôi cháu, mà nó đi rồi có thấy về nữa đâu, 3 năm rồi. Chắc nó cũng tìm được hạnh phúc mới rồi cũng nên, chỉ tội lũ nhỏ’.
Thương các cháu côi cút 1 mình, bà đành cưu mang dù không biết ngày mai sẽ ra sao.
Vậy là từ đó, để có tiền lo cho 2 cháu, mỗi ngày bà phải dậy từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Công việc chủ yếu là lựa cá và cắt đầu cá.
"Vì cá cơm nhỏ nên cả đêm tui mới cắt được 3 ký cá được 30 ngàn, thêm 20 ngàn lựa cá nữa. Bữa nào tui trúng, khỏe thì được 70 ngàn, bữa tệ hơn thì tổng được 30 ngàn, đủ cỡ hết", nói đoạn, bà Hiếu đưa tay quệt nước mắt.
Có lẽ bà nghĩ đến những ngày không kiếm được nhiều tiền, lũ trẻ lại đành nhịn đói. Thân già nhịn được chứ bọn trẻ có tội tình gì đâu.
"Tui bị tuột máu mà tui không dám mua thuốc uống vì mình khỏe thì lũ nhỏ lại không có tiền đi học. Tui chờ khi nào người ta phát thuốc miễn phí thì tui mới dám tới xin. Chỉ mong làm sao mà hai đứa nhỏ đi học để biết chữ. Bây giờ mà tui bỏ thì tội nghiệp đời nó", bà Hiếu tâm sự.
Vì thế, cứ 5 giờ sáng bà lại tranh thủ về nhà thổi cơm rồi đưa hai cháu đi học, sau đó bà phải lau dọn, giặt giũ rồi mới chợp mắt được một lúc.
"Mỗi ngày tui phải đi lại 6 bận để đón cháu, sáng, trưa, chiều đều phải đón về. Với tui già rồi, không cần ngủ nhiều chú ơi!", bà Hiếu bộc bạch.
Kể từ ngày bố mất, mẹ bỏ đi, 2 đứa trẻ 5 và 7 tuổi sống nương nhờ tình thương của bà nội. Ảnh Internet
Nhìn vào trong căn nhà trống vắng chẳng có vật dụng gì giá trị, bữa cơm chiều cũng chỉ vỏn vẹn rau luộc ăn với cơm trắng, chan nước tương, ấy vậy mà những đứa trẻ vẫn ăn rất ngon lành.
Có lẽ, chúng hiểu được điều kiện gia đình mình khó khăn, không ăn thì cũng chẳng có gì bỏ vào bụng. Chững chạc nhất có lẽ là người anh cả, Khánh Duy (7 tuổi), em dần nhận ra sự thiếu thốn hình bóng của cha mẹ nên luôn phụ giúp bà trông em trai 5 tuổi.
Thương 2 đứa trẻ tội nghiệp, dù tuổi cao sức yếu nhưng bà Hiếu vẫn cố gắng làm lụng, tích góp để tụi nhỏ được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.
"Nhiều lúc thằng Đăng đi học, thấy bạn bè nó được cha mẹ chở đến trường, mua quà bánh cho, nó về hỏi tui sao con không có cha mẹ như các bạn vậy nội, tui chỉ biết khóc", bà Hiếu nghẹn lời.
Bữa cơm đạm bạc của 3 bà cháu. Ảnh Internet.
Dù sống chung một nhà đã 3 năm nhưng 3 bà cháu lại ở riêng trong 2 cuốn sổ hộ khẩu. Trong khi bà được chính quyền cấp cho hộ cận nghèo, còn 2 đứa cháu mồ côi thì chẳng có gì bởi chúng..."còn mẹ".
"Hồi đó tui hộ nghèo nhưng sau đó người ta cấp cho tui cái nhà này rồi người ta để tui hộ cận nghèo. Nhưng hai đứa nhỏ này không có, chỉ có mình tui. Do tụi nó chung hộ khẩu với mẹ, mà mẹ bỏ đi rồi.
Tui đi đến chính quyền để nhập lại chung với tui mà người ta không chịu. Người ta bảo mẹ nó còn sống nên không nhập được. Nhưng mà giờ tui có biết con dâu mình ở đâu đâu mà tìm", bà Hiếu nói.
Vậy ra vì không có tên trong hộ nghèo nên 2 đứa trẻ chẳng có cơ sở gì để được miễn giảm học. Người bà già yếu chẳng biết thưa kiện lên ai chỉ có thể vay mượn khắp xóm rồi đi làm trả dần.
Từ ngày bố mất, mẹ bỏ đi, 2 đứa trẻ lớn lên trong tình thương yêu của bà nội. Có điều, những bữa cơm chiều cũng chẳng còn đều đặn như trước.
"Có nhiều bữa con đói bụng mà nội không có nấu cơm" - Khánh Đăng ngây ngô nói.
Anh em Khánh Duy - Khánh Đăng. Ảnh Internet.
Nghe cháu nói vậy, bà Hiếu cũng chỉ biết ngó vào con cá tra ở dưới gác bếp rồi bùi ngùi: "Mấy hôm rồi trời mưa, tui không có đi lụm cá được. May nhờ chú hàng xóm cho con cá, mấy bà cháu tính kho muối rồi ăn dần, con cá to vậy 3 bà cháu ăn được 10 ngày lận, kho muối khô khô chứ không nó hư là không ăn lâu được".
Nghe bà nội nói vậy, Khánh Duy - Khánh Đăng ôm choàng lấy vai bà, thỏ thẻ: "Con thương nội lắm". Nhìn ánh mắt ngây thơ của 2 đứa trẻ, quả thật chỉ mong cho các em được ai đó giúp đỡ để có thể tiếp tục đến trường, bữa cơm chiều cũng được đủ đầy, no ấm. Chứ người bà già yếu này liệu có thể nuôi các bé được đến bao giờ.
Nguồn: Tổng hợp.