“4 cái ôm mỗi ngày là điều cần thiết để tồn tại của con người, 8 cái ôm để "bảo trì" tình cảm, 12 cái giúp ích cho quá trình tăng trưởng” – những cái ôm hay và ý nghĩa vậy, nhưng hôm nay mình mới biết.



Đó là nhờ con bạn thân khai sáng cho mình.



Mình vừa sinh con đầu lòng, bé được 15 ngày tuổi, mẹ chồng từ quê vào nuôi. Nói chung mẹ chăm dâu và cháu nội rất kỹ từ chuyện ăn uống, vệ sinh, hay thậm chí dạy mình cách giặt - mặc quần áo cho con thế nào để không bị đau... Chỉ có điều mẹ hơi khó trong việc không cho mình dỗ hay ôm con. Lý do mẹ đưa ra là:



- Con nít, nó khóc thì cứ để nó khóc, vậy cho nở phổi. Mà con cũng đừng chiều ôm nó mãi trên tay nó quen hơi thì mai mốt khó đi làm lại. Thêm nữa, thương nó thì để trong lòng đừng có nói ra hay thể hiện gì hết, sau này nó lỳ, giỡn mặt…



Mình lần đầu sinh con, chẳng có kinh nghiệm gì nghe mẹ nói vậy thấy cũng có lý nên mình cũng hạn chế ôm con hay ấu yếm con, vì sợ sẽ như lời bà nói. Nhưng thật, nhiều lúc mình cũng muốn ẵm con lên âu yếm, vỗ về ghê lắm, nhưng mười lần như một, hễ thấy mình ôm con lên là bà tới bế con mình đặt xuống. Hôm rồi bạn mình tới chơi, đúng lúc con bé khóc nhưng có bà ở đó, mình không dám bế con lên dỗ thế là nó la ngay (nó không biết chuyện mẹ chồng):



- Trời ơi, bộ mày định để con bé khóc rách họng, bể phổi hay sao không bế nó lên dỗ?



Nói rồi nó giảng giải cho một tràng về lợi ích của việc ôm con mỗi ngày, nó là bác sĩ nhi khoa mà. Và càng nghe mình càng thấy thú vị, không ngờ chỉ một cái ôm thôi mà kỳ diệu với con đến vậy. Chia sẻ cùng các mẹ nè!



Giai đoạn sơ sinh



Đây là giai đoạn mẹ cần ôm và âu yếm trẻ nhiều nhất. Bởi vì bé vừa rời chiếc bụng ấm áp, an toàn của mẹ ra ngoài nên chưa quen. Theo đó, những lời nói dịu dàng, những cái ôm âu yếm, nhẹ nhàng mỗi ngày của mẹ sẽ giúp bé yên tâm hơn, ngủ ngon hơn, ăn ngoan hơn và không quấy khóc. Chưa kể, việc ôm con thường xuyên sẽ khiến tuyến sữa của mẹ được kích thích, sữa về nhiều hơn do những cảm xúc yêu thương ùa về trong mẹ.



Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi



Thời điểm này trẻ bắt đầu thích nghi dần với cuộc sống mới ngoài bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu biết thể hiện các nhu cầu của mình, bé sẽ cười khi vui và khóc khi đói, tã ướt hay thậm chí khóc để được mẹ quan tâm hơn. Việc ôm bé vào lòng sẽ giúp bé được trấn an, bé sẽ cảm nhận được tình mẹ cũng như làm dịu những cơn giận hay quấy khóc vô cớ, kích thích não bộ phát triển. Tuy nhiên theo bạn mình, vì giai đoạn này bé đã lớn đã biết thể hiện nhu cầu và một trong các yếu tố khiến bé hay khó chịu, quấy khóc đó là tã ướt, tã bẩn nhưng mẹ vệ sinh chưa kịp vì hàng núi công việc nhà bao vây. Do đó, để hạn chế trẻ “mè nheo” mẹ nên chọn cho con loại tã quần thoáng mát thấm hút tốt để con thoải mái, dễ chịu hơn



Giai đoạn trên 6 tháng cho đến lớn



Một cuộc điều tra tại Mỹ cho thấy, những đứa trẻ được mẹ ôm và âu yếm mỗi ngày sẽ có tâm trạng ổn định, vui tươi, lạc quan hơn chứ không cáu giận hay nổi loạn như những đứa trẻ không được mẹ ôm. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, những cái ôm đã mang hơi ấm tình yêu thương của mẹ lan tỏa tới từng tế bào trong cơ thể trẻ, sẽ khiến trẻ có cảm giác bình yên và an toàn.



Ngoài tác dụng to lớn trên, với những đứa trẻ đã bắt đầu biết nhận thức, cái ôm của mẹ còn giúp:



- Ba mẹ gần gũi với con hơn, con tin tưởng ba mẹ hơn: Khi trẻ cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương ba mẹ dành cho mình, điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng thích gần gũi, chia sẻ, tâm sự với ba mẹ mọi chuyện trong cuộc sống. Nhờ vậy, ba mẹ có thể biết được chuyện gì đã và đang xảy ra với con mình, để giúp con vượt qua dễ dàng.



- Liệu pháp chữa vết thương tốt nhất: Khi con gặp chuyện gì đó đau buồn trong học tập, cuộc sống, những cái ôm vỗ về của mẹ chính là liều thuốc chữa lành vết thương cho con hiệu quả nhất, mà chẳng cần phải nói bất cứ điều gì.



- Hình thành trong con những điều tích cực: Ôm con mỗi ngày là cách thúc đẩy con hình thành nên những thói quen tích cực, tránh xa dần những hành vi tiêu cực, nổi loạn. Trẻ sẽ mạnh dạn đối mặt với thử thách, tự tin đối mặt với khó khăn, bởi chúng biết rằng mình được yêu thương nhiều như thế nào để có động lực bước về phía trước.



- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được ôm và hôn thường xuyên từ lúc mới sinh sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn những trẻ khác. Vì vậy, hãy đừng ngần ngại trao cho con bạn những cái ôm mỗi ngày nhé!



- Giúp cân bằng cảm xúc ở trẻ: 4 cái ôm mỗi ngày là điều cần thiết để tồn tại của con người, 8 cái ôm để "bảo trì" tình cảm, 12 cái giúp ích cho quá trình tăng trưởng. Theo đó, ôm ấp chính là một liệu pháp đơn giản giúp con tránh khỏi sự cô đơn, giận dữ, tuyệt vọng và cáu kỉnh. Thay vào đó, mang lại sự cân bằng vững chắc cho hệ thần kinh, giúp trẻ dần trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội.



Tuy vậy, không phải mẹ nào cũng có nhiều thời gian dành cho con, nhất là những mẹ đang đi làm thì thời gian dành cho con sẽ ít dần đi. Có nhiều mẹ vì tính chất công việc thường xuyên đi sớm, lúc về nhà thì con đã say giấc tự bao giờ. Để bù đắp, mẹ hãy luôn mang đến cho con cảm giác âu yếm, nâng niu như đang ở trong vòng tay mẹ thông qua những vật dụng cần thiết hàng ngày nhé. Với trẻ nhỏ, vật dụng bé sử dụng thường xuyên nhất là tã, vậy nên để ban đêm con có giấc ngủ sâu êm ái tựa như mẹ đang kề bên ru, ban ngày con thoải mái vận động, chơi đùa như có mẹ đang chơi cùng, mẹ hãy chọn cho con loại tã quần phù hợp với lưng thun, viền lót đùi co giãn linh hoạt, thoải mái để con cảm nhận được trọn vẹn tình mẹ nha!



Cuối cùng, dù đã dành cho con mọi điều tốt nhất, nhưng mẹ cũng đừng nên bỏ bê con quá nhiều. Hãy tận dụng tối đa thời gian để ôm con mỗi ngày, bởi đó là liều vắc-xin tốt nhất giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần đấy!



Xem clip bé yêu vận động