Đã thành thông lệ, cứ đến dịp 20/11 hàng năm là khắp các trường học ở nước ta đều tổ chức văn nghệ. Có những tiết mục sáng tạo của các em học sinh đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của người lớn biến sân khấu nhà trường trở thành màn biểu diễn đặc sắc chưa từng có.
Dịp 20/11 năm nay cũng có 1 tiết mục như vậy. Đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút 11 triệu người xem cho đến hiện tại và hàng chục nghìn bình luận khen ngợi, trầm trồ.
Cụ thể là mới đây, mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh múa rồng của một bạn nam trong buổi biểu diễn văn nghệ ngày 20/11 đã thu hút rất nhiều sự yêu thích của cộng đồng mạng.
Tiết mục văn nghệ đang hot nhất nhì hiện nay (Nguồn: Đào Hưng)
Từ lâu, múa rồng đã được biết tới là một môn nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh và sự mềm mại. Và qua đoạn clip cũng có thể thấy nam sinh đã vận dụng hết sức mạnh của mình một cách vô cùng khéo léo để điều khiển cơ thể uyển chuyển theo từng nhịp lên xuống của con rồng, khiến cho hình ảnh rồng bay trên không trung thật sống động và kì ảo.
Động tác múa điêu luyện cùng sự di chuyển đầy chân thật của chú rồng trên nền nhạc của ca khúc Một Vòng Việt Nam do ca sĩ Tùng Dương thể hiện, đã gợi lên một không khí vô cùng mạnh mẽ và hào hùng.
Bạn Đào Hưng - một trong những khán giả đi xem chương trình đã quay lại tiết mục và đăng tải nó lên MXH. Hưng cho biết đoạn múa viral này nằm trong tiết mục văn nghệ của lớp 11A7, trường THPT Tiên Du 1 (Bắc Ninh) và người đã lên ý tưởng cũng như sắp xếp chương trình để màn biểu diễn được thành công viên mãn chính là bạn Nguyễn Tiến Cường, học sinh của lớp 11A7.
Là một khán giả trực tiếp chứng kiến toàn bộ tiết mục, Hưng cho biết không chỉ mình mà toàn bộ khán giả ngày hôm đó gần như vỡ oà cảm xúc. Bản thân Hưng cảm thấy rất vui và tự hào khi công sức của các bạn học sinh lớp 11A7 bỏ ra được cộng đồng mạng yêu thương và công nhận.
Đây chắc hẳn là tiết mục văn nghệ “đỉnh nóc kịch trần” nhất dịp 20/11
Nhiều người sau khi xem video này đã tỏ ra vô cùng khâm phục thế hệ trẻ. Các bạn học sinh ngày nay đều là những "nghệ sĩ" tài năng không chỉ giỏi về kiến thức sách vở mà còn sở hữu một kho tàng ý tưởng sáng tạo vô tận, không ngừng học hỏi và thử thách những điều mới để tạo nên những tác phẩm ấn tượng. Một bố bình luận của netizen:
- Nghệ nhân múa rồng rồi còn đâu. Đỉnh quá các em ơi!
- Nổi da gà luôn, chưa bao giờ xem được tiết mục rồng đẹp vậy.
- 2 giây đầu em ấy nhịp đầu tự nhiên vô cùng, full màn múa cần sức lực rất lớn. Quá tiềm năng và kỹ thuật thuần thục.
- Đỉnh thật. Nhìn từ xa như rồng bay thật.
- Múa đỉnh ghê, đúng kiểu con rồng đang dạo một vòng Việt Nam thật vậy.
- Đẹp quá, xem clip khác rồng bay cắm đầu xuống đất hơi nhiều, nhìn bạn này múa bay lên đẹp ghê.
- Mấy em nhỏ thời nay quả thực rất tài năng. Chúc các em luôn giữ gìn sức khoẻ, học hành chăm chỉ, luôn giữ đc tinh thần yêu nước.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 20/11, mạng xã hội lại trở thành sân khấu rực rỡ với những tiết mục văn nghệ độc đáo đến từ các bạn học sinh. Mỗi tiết mục không chỉ là một món quà tri ân gửi đến thầy cô, mà còn thể hiện sự sáng tạo không giới hạn của thế hệ trẻ.Còn bạn, có tiết mục 20/11 nào gây ấn tượng mạnh mẽ mà bạn muốn chia sẻ?
Mời bà con đọc thêm thông tin: Tranh cãi chuyện một tiết mục văn nghệ 20/11 mất chi phí 22 triệu đồng
Xuất phát từ câu chuyện 1 lớp học tại Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM, dự chi 21 triệu đồng cho tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11, nữ biên đạo cho biết, phần lớn bình luận mà cô đọc được chỉ trích ban phụ huynh và người biên đạo.
"Sở dĩ cư dân mạng phản đối vì họ không hiểu hết giá trị của giáo dục nghệ thuật trong nhà trường", biên đạo múa nêu quan điểm cá nhân.
Theo lời cô, mức thù lao dàn dựng 1 tiết mục văn nghệ học đường tại Hà Nội phổ biến từ 4-15 triệu đồng, dưới 4 triệu đồng sẽ không có ai nhận.
Trong đó, mức 4-5 triệu đồng chỉ dành cho những mối quan hệ đặc biệt, tính chất tiết mục đơn giản, không quá đông học sinh, không đòi hỏi yếu tố khác biệt hay kịch bản đặc sắc và không cạnh tranh giải thưởng.
Mức 8-10 triệu đồng là mức phổ biến hơn với yêu cầu có kịch bản rõ ràng, có ý nghĩa giáo dục, tính nghệ thuật tốt, không sao chép trên mạng, có khả năng cạnh tranh giải thưởng.
Mức 13-15 triệu đồng thường do phụ huynh trường tự đặt hàng, yêu cầu lồng ghép các nội dung giáo dục liên môn bao gồm văn học - lịch sử - giáo dục địa phương - giáo dục công dân, đồng thời phải đảm bảo tính nghệ thuật cao, không giống với bất kỳ tác phẩm nào trước đó.
"Với mỗi yêu cầu từ phụ huynh, các biên đạo múa sẽ sáng tạo những tác phẩm khác nhau, với hàm lượng chất xám khác nhau.
Tiết mục càng cầu kỳ, độc đáo, càng đòi hỏi biên đạo giỏi nghề. Bởi không chỉ nghĩ ý tưởng, lên kịch bản, biên đạo còn phải hiện thực hóa kịch bản đó sao cho bắt mắt, hấp dẫn nhất trên sân khấu.
Khó hơn nữa là kịch bản phải có tính khả thi, tất cả các học sinh phải múa được và múa đẹp", nữ biên đạo chia sẻ.
Cô nói thêm, mức thù lao nói trên chỉ áp dụng cho trường học, nơi nguồn kinh phí được huy động từ phụ huynh học sinh. Với các doanh nghiệp, thù lao biên đạo sẽ cao hơn.
Thù lao này cũng không bao gồm chi phí thuê đạo cụ, trang phục. Giá thuê đạo cụ, trang phục cao hay thấp không chỉ do chất lượng mà còn phụ thuộc vào số lượng học sinh tham gia biểu diễn và sự công phu của kịch bản.
"Trong bảng kê của hội phụ huynh lớp, tôi thấy chi phí biên đạo là 10 triệu đồng nhưng số buổi tập là 10 buổi, tức nhiều gấp đôi so với thông thường. Số tiền thuê đạo cụ, trang phục là 5,6 triệu đồng. Tôi đoán rằng đây là tiết mục của tập thể lớp, 100% học sinh tham gia.
Tại Hà Nội, đây là mức chi phí dành cho các mối quan hệ "người nhà"", nữ biên đạo nhận định.