Lúc con đi là thanh niên trai tráng, lúc con về mẹ nhận lại thithe. Sự việc đau lòng này vừa mới xảy ra ở Ninh Bình đấy mọi người ạ. Thông tin chính xác đã được báo chí đăng tải rồi.

Cụ thể, con trai giấu gia đình sang Campuchia làm việc, sau 9 tháng, gia đình bà Phạm Thị Phương ở Ninh Bình nhận được thông báo con đã t/ử v/o/n/g, phải bỏ ra số tiền gần 100 triệu để /c/h/u/ộc thithe.

hình ảnh

Gia đình đau xót ngày nhận tro cốt con để đưa về quê, ảnh: DT

Sau 15 ngày t/ử/ n/ạ/n ở Campuchia, tro cốt em Bùi Anh Đức (SN 1999, trú thôn Quảng Thành, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã được đưa về quê nhà an táng theo phong tục địa phương vào sáng ngày 13/12.

Khuôn mặt gầy gò, ốm yếu bà Phạm Thị Phương (SN 1962) mẹ Đức kể, ngày 1/12, khi bà đang làm giúp việc ở thành phố Ninh Bình thì nhận được điện thoại của người nhà báo có việc gấp. Về đến nhà, bà nghe mọi người thông báo con trai bà đã tử vong tại Campuchia.

hình ảnh

Bà Phạm Thị Phương gương mặt gầy gò, xanh xao khi nhắc về cậu con trai 'ra đi' trên đất khách, ảnh: DT

Người thân Đức cho biết, ngày 30/11, Đức t/ử v/o/n/g tại Campuchia và được một người quê huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang làm việc bên Campuchia gọi điện về cho người cùng quê báo tin. Sau đó, người này có quen biết một người ở xã Văn Phú, huyện Nho Quan nên điện thoại nhờ tìm thân nhân giúp.

Nhận được tin, anh này đã gọi điện cho Công an xã Quảng Lạc để thông báo vụ việc. Sau khi xác minh, xác định Đức là người địa phương nên công an đã thông báo cho trưởng thôn và người thân của Đức.

Cũng theo gia đình, tháng 3/2024, Đức bảo đi làm nhưng không nói ở đâu, gia đình cũng không liên lạc được. Sau 4 ngày thì Đức điện về bảo đang trong khu biệt lập ở Campuchia. Cũng từ đó Đức nhiều lần gọi điện về báo gia đình gửi tiền với tổng số 65 triệu đồng.

“Gia đình tôi giờ chẳng biết vì sao con c/h/ế/t. Nhớ lại những lúc nó điện thoại về ú ớ bảo gửi tiền rồi nói con sớm sẽ trở về. Giờ thì gia đình nhận được thông báo phải bỏ tiền mới được nhận xác con”, bà Phương khóc nghẹn nói.

Theo anh Bùi Anh Tuấn (anh trai Đức), người giữ thithe của Đức gọi điện cho gia đình đòi 160 triệu đồng tiền chuộc, sau đó gia đình trình bày hoàn cảnh khó khăn nên họ giảm xuống 95 triệu đồng, rồi xuống 90 triệu đồng.

“Để đưa được em đã  mất về, anh em họ hàng trong gia đình đã cho vay, hàng xóm đóng góp hỗ trợ và các mạnh thường quân ủng hộ. Ngày 3/12, gia đình đã cử người cùng với mạnh thường quân tài trợ xe xuất phát sang Campuchia để nhận dạng, làm các thủ tục, đưa tiền để nhận thithe Đức đi hỏa táng”, anh Tuấn cho biết.

Ông Mầu Văn Toàn, trưởng thôn Quảng Thành, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan xác nhận việc có công dân địa phương tử vong bên Campuchia và cho biết, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình chút kinh phí.

“Bà Phương có hoàn cảnh khổ nhất trong thôn. Tuy bà có 4 người con trai nhưng đều làm việc tự do, công việc không ổn định nên không lo được cho gia đình”, ông Toàn thông tin thêm.

Chồng bà Phương mất năm 2020 sau một vụ tai nạn, bản thân bà bị bệnh tật nhưng không có tiền để điều trị.

hình ảnh

Trong thời gian gần đây, tình trạng người Việt Nam bị l/ừ/a đ/ả/o sang Campuchia lao động trái phép ngày càng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Những lời hứa hẹn về công việc nhẹ nhàng, mức lương cao trở thành cái bẫy lôi kéo người lao động nhẹ dạ, thiếu hiểu biết về pháp luật và các nguy cơ tiềm ẩn.

Các đối tượng môi giới thường tiếp cận người lao động thông qua mạng xã hội hoặc trực tiếp qua lời giới thiệu của người quen. Chúng đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn như công việc “nhẹ nhàng”, lương từ 20-30 triệu đồng mỗi tháng, bao ăn ở và hỗ trợ chi phí đi lại. Nhiều người vì mong muốn đổi đời, thoát khỏi khó khăn tài chính đã tin tưởng và nhanh chóng nhận lời.

Tuy nhiên, khi sang đến Campuchia, thực tế hoàn toàn trái ngược. Người lao động bị đưa vào các sòng bạc, công ty lừa đảo trực tuyến hoặc bị ép làm những công việc phi pháp như gọi điện lừa đảo, giả mạo danh tính để chiếm đoạt tài sản của người khác. Những ai không tuân thủ hoặc muốn bỏ trốn thường bị hành hạ về thể chất, tinh thần, thậm chí bị đòi tiền chuộc lên tới hàng trăm triệu đồng.

Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, người dân cần lưu ý những điều sau:

Kiểm tra kỹ thông tin tuyển dụng: Không tin vào những lời hứa hẹn quá hấp dẫn. Hãy tìm hiểu thông tin về công ty qua các kênh chính thức, đảm bảo họ có giấy phép hoạt động hợp pháp.


Không qua trung gian không rõ ràng: Tránh giao dịch với các cá nhân hoặc tổ chức không có địa chỉ, thông tin cụ thể.


Hiểu rõ pháp luật: Nếu muốn làm việc ở nước ngoài, người lao động cần thông qua các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động uy tín và được cấp phép bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.


Báo cáo cơ quan chức năng: Khi phát hiện hành vi lừa đảo, cần nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lời khuyên cuối cùng


Đi lao động ở nước ngoài là một cơ hội tốt để cải thiện cuộc sống, nhưng cần tỉnh táo và thận trọng. Người lao động phải tự trang bị kiến thức và thông tin đầy đủ để bảo vệ bản thân khỏi các chiêu trò lừa đảo. Hãy nhớ rằng, không có việc làm nào dễ dàng, lương cao mà không đòi hỏi công sức và năng lực thực sự.