Tuổi 40 chính là độ tuổi mà tiền bạc nói lên tất cả. Bạn có nghĩ như vậy không. Nghe có vẻ hơi phũ phàng nhưng nếu nhìn sâu vào thực tế, bạn sẽ thấy nó rất đúng trong cuộc sống ngày nay.

Đời người, tuổi 40 dường như là một bước ngoặt, lặng lẽ chuyển mình sang một giai đoạn thực tế và bình lặng hơn.

Ở giai đoạn này, người ta thường nói: "Ở tuổi 40, bạn đã đến cái tuổi mà tiền bạc có thể nói lên tất cả". Câu nói này tuy hơi thẳng thắn nhưng cũng nhẹ nhàng bộc lộ nhiều thách thức, bao gồm cả những thách thức mà người ở độ tuổi trung niên gặp phải. Ở giai đoạn này, mỗi người chúng ta - trên có bố mẹ già cần hỗ trợ, dưới có con cái cần lo toan, bên cạnh cũng có rất nhiều mối quan hệ đang trông đợi sự giúp đỡ. Nhưng trên tất thảy, giữa các mối quan hệ con người với nhau, dù thế nào cũng không thể tách rời khỏi tiền bạc.

Có một câu nói như thế này: "10 năm trước, mọi người xung quanh nhìn vào thu nhập của bố mẹ bạn để đối xử với bạn. 10 năm sau, mọi người xung quanh nhìn vào thu nhập của bạn để đối xử với bố mẹ bạn".

Khi còn trẻ, ắt hẳn nhiều người sẽ không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói này. Nhưng khi ở độ tuổi 40 thì khác, không chỉ có cảm xúc được thể hiện mà rất nhiều những suy nghĩ cũng được phô bày ra. Nhưng, đây chính là cuộc sống và bản chất con người. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm việc chăm chỉ.

hình ảnh

Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, tiền bạc có thể trở thành nguồn gốc của mâu thuẫn nếu cha mẹ quá tập trung vào việc kiếm tiền mà bỏ bê việc chăm sóc tinh thần cho con cái. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng cung cấp vật chất đầy đủ là đủ, nhưng sự thiếu quan tâm về mặt cảm xúc dễ khiến con cái cảm thấy cô đơn, xa cách. Mặt khác, việc phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ khi trưởng thành cũng có thể tạo áp lực cho cả hai phía, ảnh hưởng đến sự tự lập của con cái.

Đối với vợ chồng, tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính gây mâu thuẫn. Sự khác biệt trong cách chi tiêu, tiết kiệm hoặc kiếm tiền dễ dẫn đến tranh cãi, làm suy yếu sự tin tưởng và gắn kết. Ngược lại, một sự phối hợp và minh bạch trong tài chính sẽ giúp cặp đôi củng cố mối quan hệ và đạt được mục tiêu chung.

"Trên đầu không có ô, phải chạy nhanh hơn người khác"

1. Nỗ lực làm việc bằng 100% khả năng của mình

Trong xã hội cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt giữa nền kinh tế biến động không ngừng, ai cũng nhận ra rằng, chỉ có một công việc là quá rủi ro.

Nếu không có nguồn thu nhập khác tốt hơn thì trước tiên chúng ta nên làm tốt công việc hiện tại đã. Có thể nó không làm bạn giàu có nhưng ít nhất nó có thể đảm bảo cho chúng ta "được quyền" ăn đủ ba bữa ăn một ngày.

Khi không phải lo lắng về những nhu cầu cơ bản của mình, chúng ta sẽ có tâm trạng và năng lượng tích cực để nghiên cứu cũng như phát triển các nguồn thu nhập khác dựa trên trình độ, năng lực cá nhân. Chỉ khi chăm chỉ, bạn mới có thể tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân.

2. Vợ chồng đồng tâm hiệp lực là yếu tố cốt lõi để xây dựng một tổ ấm vững chắc


Trong cuộc sống hôn nhân, không thể tránh khỏi sự khác biệt và những lúc bất đồng. Vì, mỗi cá thể được nuôi dạy, hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, dựa trên nét riêng về tính cách.

Tuy nhiên, đời sống hôn nhân sẽ giúp bạn nhận ra 1 điều, rằng cách chúng ta đối diện và giải quyết những vấn đề đó như thế nào mới là điều quan trọng. Sự đồng lòng, lắng nghe, tôn trọng dựa trên tinh thần hợp tác của 2 vợ chồng chính là "chìa khóa" để xây dựng sự bền vững cho một gia đình.

Từ sự đủ đầy về tinh thần, hòa hợp về quan điểm sẽ giúp 2 cá thể tưởng như tách biệt có thêm tinh thần đồng lòng, phấn đấu để cùng nhau phát triển, góp phần cải thiện kinh tế và tạo ra một tương lai tốt đẹp cho gia đình và cả những thế hệ mai sau.

hình ảnh

3. Nếu có thể, hãy tăng thu và giảm chi!


Quả thực, việc tiết kiệm tiền luôn rất khó khăn nếu bạn chỉ dựa vào mức lương hàng tháng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Nếu thời gian và năng lượng/sức khỏe của bản thân cho phép, hãy nỗ lực mở rộng nguồn thu của chính mình. Muốn cuộc sống sung túc, đủ đầy, nguyên tắc vàng chính là tăng thu và giảm chi.

Tăng thu không chỉ là làm thêm một công việc mà còn là nâng cao năng lực cá nhân để tìm kiếm một mức lương cao hơn hoặc phát triển nguồn thu nhập thụ động. Giảm chi cũng không có nghĩa là phải tiết kiệm, keo kiệt và phải sống trong kham khổ mà là biết cách loại bỏ những chi tiêu không cần thiết.

Bất kể những ngày tiếp theo diễn ra như thế nào, tiền tiết kiệm chính là niềm tin và sự bảo vệ bạn trước mọi rủi ro.

Ở tuổi 40, khi bạn đã có khả năng kiếm ra nhiều tiền hơn tuổi 20, học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng quản lý tài chính hơn tuổi 30, hãy nỗ lực thật nhiều để tích lũy!