3 ĐIỀU BẠN ĐỪNG NÓI NHƯNG HÃY LÀM ĐỂ TRẺ HIỂU
1. Xây dựng thói quen đọc sách
2. Dạy trẻ về tiền
* TRẺ 3-4 TUỔI
* TRẺ 5-6 TUỔI
Từ 6 tuổi, có thể cho trẻ 1 ít tiền tiêu vặt nhỏ, không nên nhiều hơn 10 ngàn VND/ngày. Khuyến khích trẻ chi tiêu khoản tiền đó cho mục đích lành mạnh của trẻ khi có dịp, sẽ tốt hơn là tự bỏ tiền túi của bố mẹ để mua món đồ đó.
* TRẺ 7-8 TUỔI
• Lọ tiêu tiền: chi tiêu thứ cần nhất. Với lọ này, con có thể mua đồ chơi, bánh kẹo khi đi học .
• Lọ để dành & lọ cho người nghèo: với lọ này con có thể dùng để mua đồ cho con khi con hết túi tiền tiêu, nhưng con cũng có thể chọn mua cho người khác khi họ cũng hết túi tiền tiêu. Nhiều bé chọn cách dùng số tiền này để cho nhà thờ, cho 1 quỹ từ thiện, cho người vô gia cư, mua bánh cho bạn nhỏ, mua đồ ăn cho mèo hoang, làm bánh cho người già vào ngày lễ. Khi bạn cho trẻ tự chọn sử dụng nó thì bạn đừng can thiệp trẻ dùng nó làm gì. Bạn chỉ gợi ý cho trẻ những nguồn đề cập ở trên, còn quyết định dùng nó thế nào là ở trẻ. Bài học trẻ học về sự lựa chọn sẽ có giá trị rất lớn.
• Lọ đầu tư: trẻ từ 8 tuổi có thể bắt đầu thêm lọ này. khuyến khích con dùng nó để mua sự hiểu biết: Sách, lớp học, khóa học. Hãy hỏi trẻ con muốn tìm hiểu gì thêm. Nếu con biết con cần hiểu thêm điều gì, đó là lúc con cần đầu tư. Dạy con đầu tư không hẳn phải dạy trẻ lấy tiền để học 1 bài học kinh doanh. Đơn giản, bạn dạy trẻ rằng: Giá trị con bỏ ra cho kiến thức bản thân là phần đầu tư sẽ sinh lãi trên bản thân con.
Thay vì mua đồ chơi hay bánh cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ thực hành 4 lọ này thì sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của chi tiêu trong tương lai.
Người giàu và người nghèo không chỉ khác nhau ở số tiền họ có, mà còn khác nhau ở cách suy nghĩ. Dạy trẻ cách suy nghĩ của người giàu để giúp trẻ trở thành người giàu. Cho trẻ số tiền thật lớn để trẻ trở thành người giàu, mà không dạy trẻ cách suy nghĩ của người giàu thì cũng giống như người trúng số độc đắc không biết làm gì và rồi cũng trở về lại cuộc sống như ban đầu.
3. Dạy trẻ về ý thức mua bánh kẹo
Chúng ta nên hiểu rằng: cũng giống như chiếc điện thoại, khi trẻ biết có bánh kẹo, trẻ rất khó cưỡng lại để có chúng. Khuyên nhủ hoặc la mắng không phải là giải pháp. Có 2 cách hiệu quả là:
• Để trẻ lựa chọn trong giới hạn. Thay vì bạn chọn “phiền phức” quyết định liệu cho hay không cho trẻ mua bánh kẹo, thì đã đến lúc bạn trao cho trẻ sự “phiền phức” này và khi đó trẻ luôn làm tốt hơn bạn mong đợi. VD, bạn cho trẻ có 2 phút để chọn, chỉ chọn 1 trong 2 món. Nếu không chọn thì sẽ ra về không có gì được mua. Lúc này, não bộ của trẻ sẽ biết cách giải quyết nó tốt nhất và biết cách chọn và hiểu về giới hạn.
• Giúp trẻ phát triển lối tư duy phản biện. Đây là 1 phương pháp cao cấp có thể phát triển cho trẻ sớm từ 3 tuổi. Đơn giản là tạo các cuộc thảo luận nhóm thường nhật giữa cha mẹ và trẻ về 1 chủ đề nào đó. VD, ở đây là việc mua bánh kẹo. Mục đích của buổi này là giúp trẻ đưa ra phản biện về việc mua bánh kẹo, mua ở đâu, mua số lượng bao nhiêu? Nó rất tốt để giáo dục về ăn bánh kẹo nào tốt, mua ở đâu chất lượng, và lượng ăn giới hạn 1 tuần. Trong thảo luận, cha mẹ với vai trò người chơi, và phải để trẻ chơi cùng bằng việc đưa ra ý kiến, suy nghĩ và tìm giải pháp. Cần có thỏa thuận giữa cha mẹ và trẻ. VD, sự đồng ý của tất cả về số lượng là 3 thanh sôcôla/tuần, chứ không nên có ý kiến hoặc các lời khuyên 1 chiều chỉ từ cha mẹ. Để thành công, trẻ cần đưa ra ý kiến, thảo luận và đồng thuận. Chỉ khi như vậy, bạn sẽ ngạc nhiên rằng trẻ tuân thủ rất tốt những đồng thuận. Và cha mẹ cũng nên như vậy.