Với những cặp vợ chồng hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp giúp họ nuôi hy vọng sớm ngày có con.

Vô sinh, hiếm muộn luôn âm ỉ gây sứt mẻ giữa đời sống vợ chồng, khiến gia đình mất đi hạnh phúc. Vợ chồng lục đục, ông bà thở than cũng vì mong mãi mà chẳng có tin vui. Với y học hiện đại, chuyện có con không còn là vô vọng. Trong đó, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hiện rất được quan tâm.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

1. Khái niệm thụ tinh ống nghiệm

thu tinh trong ong nghiem

Thụ tinh trong ống nghiệm tiếng Anh là In-Vitro Fertilization, viết tắt IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm tiếng Anh là In-Vitro Fertilization (viết tắt là IVF) là một công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy trứng của phụ nữ thụ tinh với tinh trùng để hình thành phôi thai. Sau đó, phôi thai sẽ được đông lạnh để bảo quản hoặc cấy vào tử cung của người phụ nữ. Phôi thai sau khi cấy vào người nữ sẽ làm tổ và phát triển như tự nhiên.

2. Khác biệt giữa thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm đều là những phương pháp hỗ trợ cho các cặp vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, cách thức thực hiện hoàn toàn khác nhau.

Thụ tinh nhân tạo có bước thực hiện đơn giản hơn, thời gian nhanh hơn và chi phí thấp hơn. Đó là kỹ thuật đưa tinh trùng trực tiếp vào tử cung thời điểm trứng rụng. Điều này sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai.

Còn thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện phức tạp hơn. Quá trình thụ tinh được thực hiện bên ngoài cơ thể. Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau khi thụ tinh, tạo phôi sẽ được cấy vào tử cung, có thể mất khoảng 3 tuần hoặc nhiều thời gian hơn.

3. Các kiểu thụ tinh IVF

Tùy vào tình trạng cơ thể, sức khỏe hoặc mong muốn của gia đình mà sẽ có nhiều lựa chọn thực hiện khác nhau:

  • Thụ tinh trứng của vợ và tinh trùng của chồng;
  • Thụ tinh trứng của nữ và tinh trùng hiến tặng;
  • Thụ tinh từ trứng hiến tặng và tinh trùng của nam;
  • Thụ tinh từ trứng và tinh trùng hiến tặng;
  • Thụ tinh từ phôi hiến hiến;
  • Thực hiện cấy phôi trực tiếp vào người vợ hoặc cấy vào một người khác có thỏa thuận.

Khi nào mới cần đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF?

1. Nên là phương pháp thụ tinh cuối cùng được lựa chọn

thu tinh trong ong nghiem

Thụ tinh trong ống nghiệm thường là phương pháp lựa chọn sau khi đã áp dụng các cách khác mà không hiệu quả

Vì phương pháp thụ tinh ống nghiệm rất tốn kém và có độ xâm lấn cao, trải qua nhiều bước và thời gian khá lâu. Do đó, các đôi vợ chồng nên thử các phương pháp điều trị khác trước. Ví dụ như thụ tinh nhân tạo, đến cuối cùng nếu không có kết quả hãy chọn IVF.

2. Đối tượng có thể thực hiện IVF

Nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng dưới đây, mọi người có thể chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm để hoàn thành nguyện vọng có con:

  • Phụ nữ trên 40 tuổi
  • Ống dẫn trứng bị tắc hoặc đã hư hỏng
  • Giảm chức năng buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Vô sinh nam, chất lượng tinh trùng cực thấp
  • Vô sinh không tìm ra nguyên nhân
  • Cha mẹ có nguy cơ truyền rối loạn di truyền sang con cái, cần sàng lọc phôi không khuyết tật di truyền.

Ngoài ra, IVF còn giúp lọc được các phôi có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn di truyền. Điều này sẽ hỗ trợ sinh ra được những đứa trẻ khỏe mạnh, toàn vẹn.

3. Tỉ lệ thành công của phương pháp IVF

Tỉ lệ thành công còn tùy thuộc nhiều yếu tố như sức khỏe, bác sĩ thực hiện, công nghệ hỗ trợ, ngoài ra còn do độ tuổi. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, phụ nữ 35 tuổi sẽ có tỉ lệ thành công 41 – 43%. Qua 40 tuổi, tỉ lệ giảm xuống còn 13 - 18%.

5 bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Trước khi bắt đầu thụ tinh ống nghiệm, cả vợ lẫn chồng đều bắt buộc phải trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe sinh sản. Nữ sẽ xét nghiệm dự trữ buồng trứng, chất lượng trứng và kiểm tra tử cung. Nam sẽ xét nghiệm tinh trùng, phân tích số lượng, chất lượng.

Sau khi kiểm tra hoàn tất sẽ tiến hành theo 5 bước sau:

1. Kích trứng

Mỗi chu kỳ thường chỉ có 1 trứng rụng, nhưng thụ tinh ống nghiệm thì cần nhiều trứng. Chỉ khi sử dụng nhiều trứng mới làm tăng cơ hội phát triển phôi thai. Để kích trứng, sẽ có một dạng dung dịch hỗ trợ sinh sản, tăng lượng trứng được đưa vào cơ thể.

Trong thời gian này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và siêu âm thường xuyên. Quá trình sản xuất trứng sẽ được theo dõi, các bác sĩ sẽ thông báo khi nào cần đi lấy trứng.

2. Lấy trứng

Lấy trứng còn được gọi là chọc hút nang trứng, một kiểu phẫu thuật được thực hiện với gây mê. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây đũa siêu âm để dẫn kim qua âm đạo, vào buồng trứng và vào nang trứng. Kim sẽ hút trứng và chất dịch ra khỏi từng nang trứng.

3. Thụ tinh

Lúc này sẽ tiến hành lấy tinh trùng của nam, sau đó sẽ trộn với trứng trong đĩa thí nghiệm để thụ tinh, tạo phôi.

4. Nuôi cấy phôi

Bác sĩ sẽ theo dõi trứng đã thụ tinh để đảm bảo đang phân chia và phát triển. Các phôi có thể được kiểm tra các điều kiện di truyền, sàng lọc các khuyết tật di truyền.

5. Chuyển phôi

Khi phôi đủ lớn, chúng có thể được cấy ghép, thường là từ 3 đến 5 ngày sau khi thụ tinh. Để cấy phôi, các bác sĩ sẽ đưa một ống thông vào cổ tử cung và tử cung. Sau đó sẽ thả phôi vào tử cung.

Được xem là mang thai thành công khi phôi thai tự làm tổ trong thành tử cung. Thời gian mất từ 6 đến 10 ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xem có thai hay không.

Các biến chứng có thể xảy ra khi thụ tinh trong ống nghiệm

Không có phương pháp nào đảm bảo thành công 100% hoặc không có rủi ro. Riêng với phương pháp IVF, một số biến chứng có thể xảy ra gồm:

thu tinh trong ong nghiem

Thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng mang đa thai

  • Mang đa thai, khiến tăng nguy cơ sinh non, con bị nhẹ cân, tạo áp lực lên cơ thể mẹ;
  • Nguy cơ sảy thai;
  • Biến chứng mang thai ngoài tử cung;
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS), liên quan đến tình trạng dư thừa chất lỏng trong bụng và ngực;
  • Xuất huyết, nhiễm trùng hoặc tổn thương ruột, bàng quang.

Thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi quyết tâm rất lớn từ vợ chồng. Quá trình có thể kéo dài, rất tốn kém. Chưa kể, trong quá trình có thể sẽ chịu một số đau đớn.

Nhưng tất cả sẽ xứng đáng nếu thụ thai thành công, thực hiện được khát khao làm mẹ. Sợ nhất là những rủi ro phôi không phát triển, cấy không thành công, không làm tổ trong bụng mẹ.

Việc thực hiện đi thực hiện lại có thể khiến vợ chồng hụt hẫng, thất vọng, vừa tổn thất tài chính lại tổn thương tâm lý. Do đó, cả hai vợ chồng nên bàn bạc và chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt. Nếu thực sự đang rất mong con, muốn thực hiện phương pháp IVF thì đừng chần chừ, đến gặp bác sĩ ngay để được họ tư vấn.

Xem thêm thông tin nguồn tại https://www.healthline.com/health/in-vitro-fertilization-ivf

Xem thêm bài liên quan:

Mang thai 3 nhờ thụ tinh nhân tạo, mỹ nhân 30t khoe bụng bầu khổng lồ: Cân nặng gần 100kg

Hoa hậu đẹp nhất trong các Hoa hậu, sinh ra từ phương pháp thụ tinh ống nghiệm: Ai nhìn cũng say mê

Vỡ òa mổ bắt con thành công cho sản phụ mắc nCov: Vô sinh 11 năm, có thai nhờ thụ tinh ống nghiệm