Muốn sinh thêm con thì cần để ý đến khoảng cách độ tuổi giữa hai con, nếu không gia đình khó yên ổn, dễ bất hòa, tranh cãi.
Để sinh con thứ hai, nhiều nhà chuẩn bị tiền bạc, phòng ốc, đi khám sức khỏe, tẩm bổ các kiểu. Nhưng lại quên tính toán độ tuổi chênh lệch giữa con đầu và con thứ. Điều này vô tình khiến trẻ lớn khó tiếp nhận việc có thêm em, sinh ra bất hòa, con cái ghét nhau.
Để gia đạo trong ngoài yên ấm, việc tính tuổi sinh con thứ hai cần phải được suy nghĩ cẩn thận, tỉ mỉ.
Ảnh mang tính minh họa: parenting
Nhiều mẹ không quan tâm lắm đến tuổi chênh lệch con đầu con thứ. Cảm thấy bé đầu đã đủ lớn, biết tự lo hoặc gia đình có ông bà phụ giúp, kinh tế rộng rãi thì sinh thôi. Chị M. có con trai lớn năm nay đã 8 tuổi muốn sinh thêm con thứ hai. Chị nghĩ sau này anh trai lớn dắt theo em nhỏ đi chơi thì tuyệt biết bao.
Nhưng ý định này của chị lập tức bị gia đình bác bỏ. Phản ứng của cậu con trai 8 tuổi là gay gắt nhất. Con kiên quyết tuyên bố: “Con không muốn có em trai hay em gái”. Chồng của chị M. cũng khuyên đừng sinh nữa. Con trai giờ lớn rồi, suốt ngày bài vở, bận bịu công việc thì lấy sức đâu để chị chăm thêm đứa nữa.
Dù chị biết chồng có lý nhưng vẫn ước ao nhà có thêm con. Chị liền đi xin ý kiến của người mẹ đã có hai con. Người này phân tích cho chị, nếu mục đích sinh con thứ hai là để làm bạn với con lớn thì cần phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Bao gồm việc tính toán độ tuổi chênh lệch giữa các con.
1. Hai con cách nhau từ 2 tuổi trở xuống
Cách nhau 2 tuổi thì hai con sẽ có sự gần gũi, tương đương nhau về độ tuổi, ý thích, sở thích, các con có thể lớn lên cùng nhau và không thấy xa cách. Tuy nhiên, con lớn cách con nhỏ 2 tuổi có thể khiến gia đình bất hòa, bản thân mẹ cũng kiệt sức.
Ảnh mang tính minh họa: mababy
Việc mang thai liên tục trong thời gian ngắn là một thử thách đối với cơ thể người mẹ. Chăm sóc con cái cũng đòi hỏi sức lực, trông cùng lúc hai trẻ quá nhỏ khiến mẹ căng thẳng, kiệt sức. Hơn nữa, nhà tâm lý học Fran Walfish từng đưa ra quan điểm, trẻ con chênh nhau 2 tuổi là khó tiếp nhận việc có thêm em nhất.
Tuy tính ghen tuông của trẻ chưa mạnh ở giai đoạn này nhưng tính “sở hữu” của trẻ rất lớn. Có thêm em sẽ khiến bé 2 tuổi cảm thấy bị bỏ rơi, bị cướp mất tình thương, sự quan tâm của bố mẹ. Do đó, chênh lệch 2 tuổi không phải là thích hợp nhất để sinh con thứ 2.
2. Cách nhau từ 3 – 5 tuổi
Độ tuổi chênh lệch này được cho là phù hợp nhất, khi bé lớn đã bắt đầu đi mẫu giáo, có vòng kết nối xã hội riêng, kết bạn và bắt đầu bớt phụ thuộc bố mẹ. Con sẽ không phản ứng quá gay gắt với việc có thêm em.
Ảnh mang tính minh họa: 163
Quan trọng hơn, bé ở giai đoạn 3 – 5 tuổi đã có khả năng tự chủ về cảm xúc và ngôn ngữ diễn đạt tốt. Con cũng ra dáng anh, chị lớn và có thể phụ mẹ chăm em để gia tăng mối gắn kết.
Dù con có thể giành đồ chơi với em, véo em nhưng bố mẹ lúc này đã có thể giảng giải và bé có thể hiểu được. Vì vậy sinh con cách nhau ở độ tuổi này gia đình sẽ rất hòa thuận, trẻ cũng yêu thương nhau và chơi đùa vui vẻ với nhau.
3. Cách nhau hơn 6 tuổi
Sự chênh lệch tuổi tác khá xa, con lớn sẽ không còn ghen tị mạnh mẽ với em nữa. Con còn có khả năng tự chăm sóc bản thân, còn có thể giúp mẹ trông em, rất đáng tin cậy. Nhưng vì khoảng cách khá xa nên có thể anh chị em không thể quá thân thiết, cùng lớn lên, chơi chung như mẹ tưởng tượng.
Ảnh mang tính minh họa: 163
Chênh lệch tuổi tác hơn 6 tuổi sẽ vô hình chung nới rộng khoảng cách giữa con lớn và con nhỏ. Sở thích khác nhau, nhu cầu khác nhau và vòng quay xã hội riêng, rất khó để hai con chơi cùng nhau như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng sẽ có tình anh chị em đúng nghĩa, con lớn che chở, bảo vệ, nhường nhịn em nhỏ.
Lý tưởng luôn khác xa thực tế, vốn dĩ muốn sinh thêm cho con có anh chị em cùng chơi, nương tựa lẫn nhau. Nhưng vì quên để ý đến con lớn lại khiến gia đình gà bay chó nhảy chỉ vì có thêm đứa trẻ. Chưa kể, những ảnh hưởng tâm lý đối với con lớn nếu không xử lý tốt sẽ lâu dài và nặng nề đến lúc lớn.
Do đó, để cả nhà vui thì mẹ nên suy nghĩ về khoảng cách tuổi giữa con đầu và con thứ. Nhìn con cái hòa thuận, vui vẻ thì bố mẹ mới hạnh phúc được, đúng không nào.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, thông tin tham khảo 163