hình ảnh

Bài viết này Map For Kid sẽ chia sẻ chi tiết những điều mình đã áp dụng về thực hành thai giáo cho bé. Cụ thể trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bằng cách đơn giản, không cầu kỳ các bước để mẹ thấy thoải mái nhất.

Thai giáo cho bé từ tháng thứ mấy?

Từ khoảng tháng thứ 5, não và hệ thần kinh của em bé đang bắt đầu phát triển. Cho nên, được cho rằng đã có thể nghe được những âm thanh cũng như giọng nói từ bên ngoài vọng vào.


Do đó, nhiều bà bầu trong khoảng thời gian này đang bắt đầu thực hành thai giáo cho bé trong bụng mẹ. Bằng các hình thức như cho bé nghe nhạc cổ điển, mở các chương trình tiếng Anh cho bé nghe… Với hi vọng bé có thể phát triển cảm xúc và trí tuệ từ sớm.

Xem thêm: Review 3 cuốn sách cho bà bầu – Đọc để biết nên chuẩn bị gì cho bé yêu


Tuy nhiên, thực tế cho thấy những gì vọng lại đến em bé chỉ dừng lại ở giọng nói của mẹ, nhịp tim và tiếng máu chảy của mẹ. Còn hầu như những âm thanh khác từ bên ngoài không vọng đến được.


Nhưng không phải vì thế mà việc thai giáo cho bé sớm là hoàn toàn vô ích. Điều này nếu giúp mẹ thoải mái, thư giãn thì cũng tạo môi trường dễ chịu cho em bé phát triển.

hình ảnh

Hướng dẫn thực hành thai giáo cho bé trong bụng mẹ

Người ta có câu: “Con vào dạ, mạ đi tu”


Mình hiểu đơn giản, là từ khi phát hiện có một sinh linh bé nhỏ ở trong bụng. Thì mọi lời nói, hành động, cảm xúc của mẹ đều phải thật thoải mái, an yên, nhẹ nhàng. Giống như đi tu vậy á. Bởi vì mọi cảm nhận của mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến con.


Nếu môi trường của mẹ thoải mái và thư giãn. Thì môi trường của thai nhi trong bụng cũng sẽ thoải mái. Mẹ hãy cứ vui vẻ, tin vào khả năng của mình và giải phóng bản thân bởi những lo lắng vu vơ. Bởi vì hơn cả những hành vi thai giáo, cảm nhận của mẹ mới thực sự là quan trọng.

1. Hướng dẫn thai giáo 3 tháng đầu

Giọng nói của mẹ là cách giao tiếp tốt nhất với em bé trong bụng. Do đó thai giáo cho bé trong bụng mẹ ở 3 tháng đầu tiên chính là mẹ hãy nói chuyện thật nhiều với con nhé!

Đặt nickname cho con

Cho dù hiện con vẫn đang ở trong bụng mẹ, nhưng mẹ hãy đặt cho con 1 cái nickname nha. Có tên rồi mẹ sẽ dễ gọi hơn. Mỗi khi gọi, mẹ hãy gọi bằng nickname của con, lâu dần con sẽ quen và phản ứng lại với mẹ đó.

Bắt chuyện, chào hỏi

Mẹ hãy thường xuyên bắt chuyện với con mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ nhé. Khi mẹ giao tiếp nhiều với con, con cũng sẽ cảm nhận được cảm giác và tình cảm của mẹ hơn. Ví dụ:

  • “Chào buổi sáng con yêu”
  • “Chúc con ngủ ngon”
  • “Hôm nay thời tiết đẹp quá con à”
  • “Mẹ đang cố gắng đây con yêu”

Vuốt ve bụng

Một cách thai giáo cho bé tuyệt vời khác chính là việc vuốt ve bụng truyền sự ấm áp cho con. Khi đó, các hoocmon oxytocin được tiết ra nhiều và con sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ.


Xem thêm: 7 lưu ý về ăn uống trong thai kỳ mẹ bầu nhất định phải biết

2. Hướng dẫn thai giáo 3 tháng giữa

hình ảnh

Nghe nhạc, hát

Tầm khoảng tháng thứ 5, em bé đã bắt đầu có thể nghe được. Do đó, lúc này mẹ hãy hát cho con nghe nhe. Mẹ hát thầm hay hát nhỏ con vẫn có thể nghe được. Mẹ có thể nghe và hát những thể loại nhạc mà mẹ yêu thích. Chỉ cần mẹ được thư giãn, con cũng sẽ thư giãn.

Nói chuyện nhiều

Giai đoạn này con cũng có thể nhận biết và nghe được giọng bố. Ngoài việc mẹ hay nói chuyện với con, bố cũng tập dần thói quen nói chuyện nhiều với con nhé. Nhờ vậy, con sẽ cảm nhận được tình cảm của bố, và nuôi dưỡng tình cha con từ sớm.

Đọc sách cho con nghe

Hãy đọc cho con nghe những cuốn sách mà bố mẹ muốn cho con nghe khi con chào đời nhé. Bố mẹ có thể lựa chọn sách truyện ehon cho con, sau khi con ra đời chắc chắn con sẽ rất hứng thú với bộ sách này.

3. Hướng dẫn thai giáo 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là lúc em bé của mẹ đã có thể cử động rồi. Với các hình thức thai giáo như trên, mẹ vẫn nên áp dụng hàng ngày nhé. Còn với giai đoạn cuối của thai kỳ này, mẹ hãy thử chơi trò “kick game” với con nha.


Sau khi con đạp vào bụng, mẹ vỗ vào đúng chỗ con vừa đáp đó và nói “đạp”. Nếu con tiếp tục đạp nữa, mẹ hãy tiếp tục vỗ vào chỗ đó. Hãy thử thực hiện 1 ngày 2-3 lần kéo dài trong khoảng 1 tháng. Sau khi quen rồi, nếu con đạp vào một vị trí, mẹ vỗ sang vị trí khác, thì con sẽ đạp theo vị trí mà mẹ đã vỗ đó.


Xem thêm: Hành trình mang thai – 40 tuần mang thai từ A đến Z và mọi điều cần chuẩn bị