Muốn sớm có con, mẹ phải chuẩn bị mang thai thật kỹ lưỡng, ăn thực phẩm phù hợp thì mới nhanh thụ thai.
Để con chào đời khỏe mạnh, thông minh, mẹ phải chuẩn bị mang thai thật tốt. Bắt đầu từ 10 việc cần làm và 10 thực phẩm nên ăn, làm đủ thì mẹ sẽ nhanh thụ thai, sớm có được tin vui như mong muốn.
10 thực phẩm nên ăn khi chuẩn bị mang thai
1. Thực phẩm giàu axit folic
Nhiều mẹ lần đầu có con sẽ bối rối, tự hỏi cần chuẩn bị gì trước khi mang thai, chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì. Thực tế, việc uống thuốc bổ không mấy cần thiết, thay vào đó, các mẹ nên chú trọng vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày.
Để chuẩn bị mang thai thật tốt, mẹ cần chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể từ sớm. Axit folic cho người chuẩn bị mang thai là dưỡng chất không thể thiếu, vì nó giúp ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi trong suốt thai kỳ.
Để chuẩn bị mang thai thật tốt, mẹ cần chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể từ sớm
Ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic sẽ tạo nền tảng vững chắc, một khi đậu thai thì con sẽ phát triển khỏe mạnh. Thực phẩm giàu axit folic gồm cam, quýt, bơ, ngũ cốc, các loại đậu…
2. Thực phẩm chứa nhiều protein
Chuẩn bị mang thai nên ăn gì? Những phụ nữ có dự định mang thai cần cung cấp đủ lượng protein để nâng cao chất lượng trứng, tăng khả năng thụ thai. Ăn thực phẩm giàu protein giúp phụ nữ bớt mệt mỏi, tràn đầy năng lượng.
Đồng thời protein giúp xâu dựng tế bào mới. Nếu người mẹ trước khi mang thai ăn đủ protein thì sau khi mang thai, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu protein gồm trứng, thịt, cá, đậu, súp lơ, chà là, chuối, bơ.
3. Thực phẩm chứa canxi
Nếu có ý định mang thai, phụ nữ nên chú ý bổ sung canxi để tăng mật độ xương, vững chắc khung đậu, cột sống và khớp. Bổ sung đủ canxi không chỉ giúp mẹ có được xương khớp khỏe mạnh trong thai kỳ còn giúp thai nhi phát triển nhanh.
Một số thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá hồi, sò, cá nhỏ, cải xoong, súp lơ, mướp tây, các loại sữa, đậu nành, cô ve. Chuẩn bị mang thai nên uống sữa gì? Các mẹ nên tìm hiểu trước thành phần của sữa, đảm bảo không gây tăng quá nhiều cân cho mẹ nhưng vẫn đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết cho mẹ và con. Loại sữa được nhiều mẹ bầu khuyên dùng chính là sữa tươi không đường.
4. Thức ăn bổ sung sắt
Sắt giúp ngừa thiếu máu, cải thiện chức năng buồng trứng, giúp dễ thụ thai hơn. Do đó, nếu chuẩn bị mang thai thì mẹ bầu cần phải bổ sung sắt tích cực hơn. Việc mẹ có lượng sắt dồi dào còn giúp cung cấp máu cho bào thai sau khi thụ thai thành công. Nhờ đó thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Rau dền, củ dền là thực phẩm giàu sắt, nên dùng trước khi chuẩn bị mang thai
Một số thực phẩm chứa nhiều sắt gồm thịt gà, vịt, các loại hạt, bơ đậu phộng, khoai lang, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, yến mạch, rau dền, củ dền.
5. Thực phẩm nhiều kẽm
Muốn cải thiện chất lượng trứng, nhanh thụ thai thì cần bổ sung nhiều kẽm. Do đó, càng muốn nhanh có con, nên ăn các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hàu. Lòng đỏ trứng, ổi, các loại đậu, củ cải, ngũ cốc cũng là thực phẩm chứa nhiều kẽm. Những thực phẩm này cũng tốt cho đàn ông vì tăng chất lượng tinh trùng.
6. Tỏi
Nếu đang chuẩn bị mang thai, các chị nên thường xuyên cho tỏi vào món ăn hàng ngày. Chất allicin giúp chống viêm buồng trứng, viêm phần phụ, ngừa cảm cúm. Chất selen, vitamin B6 có tác dụng tăng khả năng thụ thai. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh liên quan sinh sản thì mới nhanh cấn bầu được.
7. Ăn đậu nành khi chuẩn bị mang thai
Đậu nành có hàm lượng cao isoflavone, tương tự như estrogen, tăng cường chức năng buồng trứng, củng cố niêm mạc tử cung. Do đó ăn đậu nành giúp tăng khả năng thụ thai.
8. Dầu oliu làm tăng khả năng thụ thai
Dầu oliu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, tăng tính nhạy cảm với insulin và tăng khả năng thụ thai. Chất béo lành mạnh trong dầu oliu giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời chất lượng trứng tốt hơn.
Thành phần omega-3, vitamin E giúp ngăn ngừa sưng viêm ở bộ phận sinh sản, thúc đẩy quá trình rụng trứng, thụ thai. Dầu oliu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết tạo điều kiện phôi thai phát triển thuận lợi.
9. Các loại hạt tốt cho người chuẩn bị mang thai
Các loại hạt cung cấp nhiều omega-3 bảo vệ cơ quan sinh sản, giúp dễ dàng thụ thai hơn. Thành phần vitamin E, kẽm, folate, canxi, sắt, protein làm tăng khả năng rụng trứng, cân bằng hormone sinh sản và giảm nguy cơ bị dị tật cho thai nhi. Các loại hạt gồm hạt chia, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt điều, hạt bí ngô.
10. Rau lá xanh đậm
Một trong những thực phẩm không thể thiếu cho phụ nữ chuẩn bị mang thai là rau lá xanh đậm. Rau giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cơ quan sinh sản, tăng chất lượng trứng giúp dễ thụ thai. Một số loại rau nên ăn gồm mồng tơi, cải xoăn, bông cải xanh, cải xoong, bó xôi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đang muốn có con, mẹ đừng bỏ qua 11 thực phẩm vàng giúp dễ đậu thai
10 việc nên làm để chuẩn bị mang thai
1. Theo dõi chu kỳ
Nếu đang chuẩn bị mang thai, phụ nữ cần theo dõi kỹ chu kỳ, tính ngày rụng trứng để tăng cơ hội đậu thai. Đồng thời, nếu đang dùng các biện pháp tránh thai thì nên ngừng hẳn trong một thời gian. Chờ đến khi trứng rụng đều đặn hãy bắt đầu kế hoạch mang thai.
2. Khám sức khỏe tổng quát
Cả vợ lẫn chồng nên đi khám tổng quát khi chuẩn bị mang thai
Để đảm bảo sức khỏe người mẹ tốt nhất và phôi thai khỏe mạnh, không bệnh di truyền, tốt nhất cả vợ lẫn chồng nên đi khám tổng quát, xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai. Khi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ có thể tìm ra các vấn đề liên quan mang thai. Nếu có bệnh đường sinh sản gây khó thụ thai thì có thể kịp thời điều trị.
3. Tiêm phòng
Một trong những điều quan trọng cần làm khi chuẩn bị mang thai là đi tiêm ngừa. Đặc biệt các mũi rubella, sởi, quai bị, thủy đậu, cúm, viêm gan nên hoàn thành tiêm sớm từ 3 tháng trước khi mang thai.
4. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Muốn thụ thai nhanh, phôi thai khỏe mạnh, mẹ cần chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tiêu chí ăn uống trước mang thai là ăn đủ chất, ăn nhiều trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và những loại thực phẩm được kể ở phía trên.
5. Hình thành thói quen sinh hoạt tốt
Để chuẩn bị mang thai thật tốt, cả vợ lẫn chồng phải xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ ăn uống, ngủ nghỉ. Những chất không tốt bình thường hay dùng cũng nên ngưng lại nếu không muốn con sinh ra bị dị tật.
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc là cần thiết, ngoài ra có thể thực hiện các phương pháp yoga, thiền, massage để giúp tinh thần thư thái. Chỉ khi tâm trạng thoải mái thì mới nhanh có thai như ý muốn.
6. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Trước khi chuẩn bị mang thai từ 1 – 3 tháng, cần ăn uống đủ vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm, canxi và đặc biệt là axit folic.
7. Tập thể dục
Tập thể dục giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. Cơ thể cũng khỏe mạnh hơn trong thai kỳ. Có thể áp dụng các bài tập nhẹ như yoga, aerobic hoặc bơi lội, hoặc có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày. Thay vì đi làm bằng thang máy thì có thể đi thang bộ, ưu tiên đi bộ trong những khoảng cách gần.
8. Chuẩn bị tâm lý thoải mái
Quá lo lắng sẽ khiến việc thụ thai khó hơn, khả năng cấn bầu giảm đi do stress cũng nhiều hơn. Do đó, nên duy trì tâm lý thoải mái, ổn định. Mặt khác, việc duy trì tâm lý tốt có thể giúp thai nhi phát triển tốt sau đó, ngừa bệnh tật. Đồng thời, việc chuẩn bị tâm lý tốt từ trước khi mang thai sẽ giúp việc sinh con sau này suôn sẻ hơn.
9. Bổ sung kiến thức về thai kỳ
Để chuẩn bị mang thai, nên mua thêm những cuốn sách thai kỳ, thai giáo về đọc. Điều này giúp tăng kiến thức để có thể chăm sóc người mẹ và thai nhi thật tốt trong suốt thai kỳ. Ngoài đọc sách, có thể tham gia lớp tiền sản để thêm kiến thức về lúc mang thai.
10. Chuẩn bị tài chính
Đây là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng nếu muốn sinh con. Từ lúc mang thai đến khi sinh con chi rất nhiều khoản. Do đó, việc chuẩn bị tiền trước khi có thai là điều nên làm để phụ nữ yên tâm dưỡng thai và nuôi con về sau.
Trên đây là những lưu ý cực kỳ quan trọng cho những mẹ đang lên kế hoạch chuẩn bị mang thai. Muốn được như ý muốn, con đến nhanh thì nhớ làm theo.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.whattoexpect.com/getting-pregnant/health-and-wellness/foods-to-enjoy/prepregnancy-diet.aspx
https://www.healthline.com/nutrition/16-fertility-tips-to-get-pregnant
https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/planning-your-pregnancy
Xem thêm bài viết liên quan:
Kinh nghiệm chuẩn bị mang thai cho các mẹ lớn tuổi, dự định sinh con muộn
Mẹ chuẩn bị mang thai cẩn thận với 'di chứng máy tính', chú ý sớm để thai kỳ suôn sẻ
5 dấu hiệu cho thấy chị em đang ở thời kỳ dễ cấn bầu nhất, đang mong con phải sớm tranh thủ