ựa vào chu kỳ kinh nguyệt. Mà chị em phụ nữ có thể tính toán để thực hiện kế hoạch mang thai hoặc ngừa thai như mong muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được chu kỳ này. Ngày “đèn đỏ” được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần xuất hiện kinh nguyệt tiếp theo. Có người kéo dài 20 ngày, người lại diễn ra tận 40 ngày. Vậy, làm thế nào để tính toán chu kỳ kinh nguyệt nhằm thụ thai và tránh thai an toàn. Hãy theo dõi nội dung sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những biến đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể người phụ nữ. Dưới sự chỉ dẫn của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sinh sản. Kinh nguyệt thông thường xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Hành kinh hay đèn đỏ là từ để chỉ hiện tượng người phụ nữ đã đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là biểu hiện bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh. Thời gian bắt đầu xuất hiện hành kinh thường là giữa tuổi dậy thì (12 – 17 tuổi) và ở tuổi tiền mãn kinh (45 – 55 tuổi).
Chu kỳ kinh nguyệt còn là dấu hiệu cho thấy phụ nữ không có thai. Thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành phóng thích một trứng (đôi khi là hai). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được hình thành theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi rụng trứng, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Trường hợp thụ tinh và thai kỳ không xảy ra. Tử cung sẽ loại bỏ một lớp nội mạc và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
kinh nguyệt của phụ nữ phổ biến kéo dài khoảng 28 ngày. Nhưng có có người chênh lệch một đoạn thời gian (25 – 35 ngày).
Trong chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có một số chị em phụ nữ gặp tình trạng kinh nguyệt màu đen, kinh nguyệt ra ít hay kinh nguyệt không đều. Đây là báo hiệu sức khỏe không đảm bảo, nguyên nhân gây nên có thể bắt nguồn từ rối loạn tiết tố, cấu tạo tử cung bất thường hoặc do vấn đề phụ khoa. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để điều chỉnh trạng thái cơ thể. Đồng thời thực hiện một số cách điều hòa kinh nguyệt như luyện tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và xây dựng chế độ ăn lành mạnh,…
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt giúp có thai và ngừa thai an toàn cho chị em phụ nữ
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày. Tương đương 1 tháng. Ngày 14 -15 sau ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên là ngày rụng trứng. Căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian được cân nhắc để tính xác suất của việc thụ thai.
– Thời điểm tương đối (lúc hành kinh): Xác suất cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai này rơi vào mức 50 – 50. Đây là khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ rụng vào 2 ngày cuối của ngày “đèn đỏ”. Tinh trùng thì chỉ sinh sống khoảng 2 – 3 ngày trong tử cung, do đó khả năng thụ thai theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt này chỉ khoảng một nửa.
– Thời điểm có xác suất thụ thai cao nhất: Đây là phương pháp tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất để đạt hiệu quả mang thai. Ngày rụng trứng thường là ngày 14 hoặc 15 kể từ ngày hành kinh đầu tiên. Do vậy, thời điểm đạt hiệu suất cao nhất giúp thụ thai sẽ là khoảng từ ngày 10 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt.
– Ngày an toàn để tránh thai: Tầm 10 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, trứng đã rụng từ vài ngày trước và đang phân hủy. Vì vậy không thể kết hợp với tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên vẫn có sai sót xảy ra nếu tính sai ngày kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ không ổn định.
cách tính chu kì kinh nguyệt có thai và tránh thaiTrên đây là một số thông tin bổ ích liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như cách tính chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em phụ nữ có thể xác định thời điểm hợp lý để mang thai hoặc tránh thai. Các bạn nữ nếu xây dựng lối sống lành mạnh và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, xác suất của cách tính này sẽ trở nên chính xác hơn.
Xem thêm: Máu kinh nguyệt là gì?
Xem thêm: Mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà